5 lực lượng hải quân hàng đầu thế giới

Anh Trần |

(Soha.vn) - Những lực lượng hải quân này sở hữu số lượng lớn tàu chiến và có quân số đông đảo.

So với thời xa xưa, vai trò của các lực lượng hải quân trên thế giới ngày càng được mở rộng trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm những nhiệm vụ và thách thức mới.

Hải quân hiện đại ngày nay đảm nhận trách nhiệm duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân chiến lược, phòng thủ trước chống lại các cuộc tấn công từ các tên lửa đạn đạo, các hoạt động không gian, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Xét tới những vai trò này, tạp chí The National Interest (Mỹ) đã bình chọn 5 lực lượng hải quân hàng đầu thế giới.

1. Hải quân Mỹ

Các cụm tàu sân bay trên đại dương từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho sức mạnh của Hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ (USN) sở hữu số lượng tàu hoạt động tầm xa nhiều hơn bất kỳ lực lượng hải quân nào khác và duy trì sự hiện diện khắp toàn cầu.

USN có 288 tàu chiến, bất kỳ thời điểm nào cũng có 1/3 lực lượng này hoạt động. USN có 10 tàu sân bay, 9 tàu tấn công đổ bộ, 22 tuần dương hạm, 62 khu trục hạm, 17 khinh hạm và 72 tàu ngầm. Ngoài ra, 3.700 máy bay của bộ phận Không quân Hải quân tương đương với một lực lượng không quân lớn thứ 2 thế giới.

Với 323.000 quân nhân tại ngũ và 109.000 quân dự bị, đây là lực lượng hải quân đông nhất thế giới.

Điều giúp USN nổi bật nhất là 10 tàu sân bay, lớn hơn số lượng tàu sân bay đang hoạt động của tất cả các nước khác cộng lại. Không chỉ đông đảo, các tàu sân bay của Mỹ còn áp đảo về kích thước và sức mạnh, có thể mang theo một số lượng máy bay gấp đôi so với các tàu sân bay lớn nhất của nước khác.

2. Hải quân Trung Quốc

Hải quân Trung Quốc đang được lột xác nhanh chóng bởi những đầu tư mạnh mẽ.

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho phép Bắc Kinh tăng gấp 10 lần chi tiêu cho quốc phòng so với năm 1989, một hải quân hiện đại được tạo ra như một lẽ tất yếu.

Hải quân Trung Quốc (PLAN) hiện có 1 tàu sân bay, 3 tàu vận tải đổ bộ, 25 tàu khu trục, 42 khinh hạm, 8 tàu ngầm tấn công hạt nhân và khoảng 50 tàu ngầm tấn công thông thường. Quân số của PLAN gồm 133.000 người, trong đó có 2 lữ đoàn Thủy quân lục chiến Trung Quốc, mỗi lữ đoàn có quân số 6.000. Bên cạnh tàu chiến, PLAN còn sở hữu 650 máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng.

Liêu Ninh là nỗ lực hồi sinh của Trung Quốc từ một xác tàu của thời Chiến tranh Lạnh, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012.

3 tàu đổ bộ type 071 hiện có là một ví dụ về quá trình hiện đại hóa hải quân mạnh mẽ mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Type 071 có thể mang 500-800 lính và 15-18 xe cơ giới. Có thông tin cho rằng Trung Quốc đang đóng tiếp 6 tàu Type 071 nữa, bên cạnh đó là một chương trình phát triển 6 tàu tấn công đổ bộ tương tự lớp Wasp của Mỹ.

Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc khá hỗn tạp với khoảng 60 tàu ngầm có chất lượng khác nhau do nhập khẩu từ Nga hoặc do Trung Quốc tự sản xuất.

3. Hải quân Nga

Thời gian khiến những chiến hạm lẫy lừng một thời của Nga trở nên cũ kỹ và lạc hậu

Hải quân Nga đang tỏ ra là một thế lực già nua và gặp khó khăn trong việc hiện đại hóa.

Hải quân Nga có 79 tàu chiến các loại trong đó có một tuần dươn hạm mang máy bay, 5 tuần dương hạm, 13 khu trục hạm và 52 tàu ngầm. Hầu hết chúng được đóng từ thời Chiến tranh Lanh. Sự thiếu thốn ngân sách kéo dài trong vài thập kỷ khiến Hải quân Nga phải đối mặt với tình trạng xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu cùng hiệu quả của các con tàu.

Như Liên Xô trước đây, sức mạnh của Hải quân Nga tập trung ở lực lượng tàu ngầm. Nga có 15 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 16 tàu ngầm tấn công thông thường, 6 tàu ngầm mang tên lửa hành trình và 9 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo được coi là có sức mạnh lớn nhất và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Gần như tất cả chúng được đóng từ thời Chiến tranh Lạnh và đã trải qua nhiều lần đại tu.

Nga đang có muốn hiện đại hóa các hạm đội của mình bằng ít nhất là một tàu sân bay mới, phát triển khuc trục hạm tên lửa chưa biết tên, đóng thêm các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Borey cùng các tàu ngầm tấn công hạt nhân Yasen, mua thêm các Kilo nâng cấp và Lada. Tuy nhiên, Moscow rõ ràng đang gặp nhiều khó khăn.

4 Hải quân Anh

Hải quân Anh duy trì sức mạnh răn đe từ những tàu ngầm chiến lược hàng đầu thế giới

Cũng như Nga, Hải quân Anh không còn giữ được sức mạnh và vị thế trước kia.

Vấn đề mà Hải quân Anh phải đối mặt là yêu cầu cắt giảm lực lượng. Việc cho 2 tàu sân bay lớp Invincible nghỉ hưu gần đây cùng với đó là các phi đội Sea Harrier đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng của lực lượng này.

Trong 5 lực lượng hải quân hàng đầu thế giới, Anh có quân số ít nhất với khoảng 33.400 người và 2.600 người dự bị.

Họ đang sở hữu 3 tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn, 19 khu trục hạm và tàu hộ tống, 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân và bốn tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân. Lực lượng Không quân của Hải quân Hoàng gia có 149 máy bay, chủ yếu là máy bay trực thăng.

Xương sống của lực lượng tàu nổi là 6 khu trụng hạm mang tên lửa dẫn đường Type 045 Daring. Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia số lượng không lớn nhưng đều là tàu ngầm hạt nhân.

Hải quân Hoàng gia sẽ có bước nhảy vọt mới khi 2 tàu sân bay hạng “khủng” HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales hoàn thiện. Mỗi tàu có lượng giãn nước 70.000 tấn khi đầy tải, có thể mang 36 máy bay F-35B cùng một số máy bay trực thăng.

5. Hải quân Nhật Bản

Nhật Bản đang xây một lực lượng hải quân không chính thức hiện đại mà mạnh mẽ.

Đây có thể coi là một bất ngờ vì về mặt kỹ thuật, Nhật Bản không có quân đội cũng như lực lượng hải quân thực sự.

Tuy nhiên, có thể thể nói một cách không chính thức, Tokyo đã tạo ra một trong những lực lượng hải quân lớn nhất, tiên tiến nhất và chuyên nghiệp nhất thế giới.

Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản (MSDF) có tổng cộng 114 tàu và 45.800 nhân viên. Sức mạnh cốt lõi của lực lượng này là hạm đội lớn của những tàu khu trục được thiết kế để bảo vệ các tuyến đường biển đi và đến nước Nhật, đảm bảo chúng không bị chặn đứt như trong Thế chiến II.

Hạm đội gồm 46 tàu khu trục –nhiều hơn so với lực lượng của Anh-Pháp cộng lại và được mở rộng trong những năm gần đây để thích ứng với nhiệm vụ mới.

Trong những năm gần đây, Nhật Bản còn cho hạ thủy 3 tàu khu trục chở trực thăng. Nhưng thực chất nếu xem xét hình dạng và chức năng của chúng có thể coi đây là các tàu sân bay.

Nhật Bản có một lực lượng tàu đổ bộ khá khiêm tốn nhưng ngày càng phát triển. Ba tàu vận tải đổ bộ tăng với lượng giãn nước gần 9.000 tấn, có thể mang theo 300 binh sĩ cùng 2 tàu đổ bộ đệm khí và 10 xe tăng.

Tàu khu trục chở trực thăng Izumo của Nhật Bản

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Lực lượng tàu ngầm Nhật Bản thuộc hàng tiên tiến nhất trên thế giới với 16 tàu ngầm và hiện đại nhất là các tàu ngầm công nghệ AIP lớp Soryu. Tokyo gần đây thông báo sẽ tăng kích thước của hạm đội lên 22 tàu để đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của PLAN.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại