18 điều ít biết về máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress

ĐTN |

B-52 Stratofortress là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ phản lực được Không lực Hoa Kỳ (USAF) sử dụng từ năm 1955 cho tới nay.


Chiếc B-52 Stratofortress cất cánh lần đầu tiên vào ngày 15/4/1952, tức là hơn 63 năm trước. Trong ảnh: Nguyên mẫu XB-52.

Chiếc B-52 Stratofortress cất cánh lần đầu tiên vào ngày 15/4/1952, tức là hơn 63 năm trước. Trong ảnh: Nguyên mẫu XB-52.


B-52 được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân, làm nhiệm vụ răn đe trong Chiến tranh Lạnh, nhưng khi chiến đấu nó chỉ mang bom và vũ khí thông thường.

B-52 được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân, làm nhiệm vụ răn đe trong Chiến tranh Lạnh, nhưng khi chiến đấu nó chỉ mang bom và vũ khí thông thường.


Nhiều bước nhảy vọt lớn trong ngành hàng không đã xảy ra khi B-52 đang được thiết kế, do vậy nó phải chỉnh sửa lại 6 lần trong 5 năm. Chiếc YB-52 trong hình trên là nguyên mẫu thứ 2 đồng thời là hình dạng cuối cùng.

Nhiều bước nhảy vọt lớn trong ngành hàng không đã xảy ra khi B-52 đang được thiết kế, do vậy nó phải chỉnh sửa lại 6 lần trong 5 năm. Chiếc YB-52 trong hình trên là nguyên mẫu thứ 2 đồng thời là hình dạng cuối cùng.


Một chiếc B-52 được dùng để mang theo máy bay thử nghiệm North American X-15. Chiếc X-15 đã đạt kỷ lục là máy bay có người lái nhanh nhất, với tốc độ Mach 6,72.

Một chiếc B-52 được dùng để mang theo máy bay thử nghiệm North American X-15. Chiếc X-15 đã đạt kỷ lục là máy bay có người lái nhanh nhất, với tốc độ Mach 6,72.


Đã có 744 chiếc B-52 ở 13 phiên bản khác nhau được sản xuất, tuy nhiên hiện chỉ còn 85 chiếc đang hoạt động với 9 chiếc dự trữ. Toàn bộ thuộc phiên bản B-52H.

Đã có 744 chiếc B-52 ở 13 phiên bản khác nhau được sản xuất, tuy nhiên hiện chỉ còn 85 chiếc đang hoạt động với 9 chiếc dự trữ. Toàn bộ thuộc phiên bản B-52H.


Tải trọng vũ khí tối đa của B-52 là hơn 31 tấn, tương đương với 30 chiếc máy bay dân dụng Cessna 172 mang đầy đủ hàng hóa. Trong ảnh: B-52H với các vũ khí trang bị.

Tải trọng vũ khí tối đa của B-52 là hơn 31 tấn, tương đương với 30 chiếc máy bay dân dụng Cessna 172 mang đầy đủ hàng hóa. Trong ảnh: B-52H với các vũ khí trang bị.


Công việc sản xuất B-52 chấm dứt vào năm 1962, tức là chiếc B-52 “trẻ nhất” đã 53 tuổi. Trong ảnh là chiếc B-52H “trẻ nhất” của Không quân Mỹ.

Công việc sản xuất B-52 chấm dứt vào năm 1962, tức là chiếc B-52 “trẻ nhất” đã 53 tuổi. Trong ảnh là chiếc B-52H “trẻ nhất” của Không quân Mỹ.


B-52 có hệ thống thoát hiểm kỳ lạ, phi hành đoàn ở khoang dưới thoát hiểm bằng cách “phóng xuống” thay vì “phóng lên”.

B-52 có hệ thống thoát hiểm kỳ lạ, phi hành đoàn ở khoang dưới thoát hiểm bằng cách “phóng xuống” thay vì “phóng lên”.


B-52 dự kiến phục vụ tới tận năm 2040, tức là nó sẽ có hơn 90 năm trong biên chế Không lực Hoa Kỳ.

B-52 dự kiến phục vụ tới tận năm 2040, tức là nó sẽ có hơn 90 năm trong biên chế Không lực Hoa Kỳ.


Năm 1964, một chiếc B-52 được sử dụng làm máy bay thử nghiệm để điều tra về sự cố cấu trúc đã bay qua vùng không khí nhiễu động mạnh, khiến cánh đuôi đứng bị xé toạc khỏi thân. Tuy nhiên nó đã bay tiếp và hạ cánh an toàn.

Năm 1964, một chiếc B-52 được sử dụng làm máy bay thử nghiệm để điều tra về sự cố cấu trúc đã bay qua vùng không khí nhiễu động mạnh, khiến cánh đuôi đứng bị xé toạc khỏi thân. Tuy nhiên nó đã bay tiếp và hạ cánh an toàn.


Hoa tiêu và trắc thủ radar (ảnh) ngồi ở khoang dưới của máy bay, đây là hai ghế “phóng xuống”.

Hoa tiêu và trắc thủ radar (ảnh) ngồi ở khoang dưới của máy bay, đây là hai ghế “phóng xuống”.


Để tuân thủ theo yêu cầu Hiệp ước SALT II, các máy bay có khả năng mang tên lửa hành trình phải được nhận biết bởi vệ tinh. Do vậy phiên bản B-52G đã được sửa đổi với một gốc cánh cong (vị trí mũi tên).

Để tuân thủ theo yêu cầu Hiệp ước SALT II, các máy bay có khả năng mang tên lửa hành trình phải được nhận biết bởi vệ tinh. Do vậy phiên bản B-52G đã được sửa đổi với một gốc cánh cong (vị trí mũi tên).


Các phiên bản B-52 đời đầu có vấn đề về nhiệt độ trong cabin: phi hành đoàn ngồi ở khoang trên cảm thấy nóng do tác động của ánh nắng mặt trời, trong khi bộ phận ở khoang dưới lại phải chịu nhiệt độ lạnh.

Các phiên bản B-52 đời đầu có vấn đề về nhiệt độ trong cabin: phi hành đoàn ngồi ở khoang trên cảm thấy nóng do tác động của ánh nắng mặt trời, trong khi bộ phận ở khoang dưới lại phải chịu nhiệt độ lạnh.


Năm 1961, một chiếc B-52G gặp nạn trên không thuộc địa phận Goldsboro, bang Bắc Carolina. Hai quả bom hạt nhân trên khoang bị rơi xuống với các chuỗi chuẩn bị kích hoạt, nhưng không phát nổ.

Sau khi thu hồi 2 quả bom, không quân nhận ra đã có 5 trong 6 giai đoạn của chuỗi kích hoạt được hoàn thành.

Năm 1961, một chiếc B-52G gặp nạn trên không thuộc địa phận Goldsboro, bang Bắc Carolina. Hai quả bom hạt nhân trên khoang bị rơi xuống với các chuỗi chuẩn bị kích hoạt, nhưng không phát nổ.

Sau khi thu hồi 2 quả bom, không quân nhận ra đã có 5 trong 6 giai đoạn của chuỗi kích hoạt được hoàn thành.


Theo Không quân Mỹ, năm 1972, xạ thủ Albert Moore đã bắn hạ một chiếc MiG-21 của Không quân Việt Nam. Đây là lần ghi nhận cuối cùng về việc xạ thủ đuôi trên máy bay ném bom bắn hạ tiêm kích đối phương.

Theo Không quân Mỹ, năm 1972, xạ thủ Albert Moore đã bắn hạ một chiếc MiG-21 của Không quân Việt Nam. Đây là lần ghi nhận cuối cùng về việc xạ thủ đuôi trên máy bay ném bom bắn hạ tiêm kích đối phương.


Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, 365 chiếc B-52 đã bị phá hủy theo Hiệp ước START. Máy bay bị tháo rời, cắt nhỏ thành 5 mảnh dưới lưỡi thép nặng 5,8 tấn và được bán với giá phế liệu ở mức 12 cent mỗi 0,45 kg (1 lb).

Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, 365 chiếc B-52 đã bị phá hủy theo Hiệp ước START. Máy bay bị tháo rời, cắt nhỏ thành 5 mảnh dưới lưỡi thép nặng 5,8 tấn và được bán với giá phế liệu ở mức 12 cent mỗi 0,45 kg (1 lb).


Trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, B-52 đã ném hơn 40 % tổng số bom đạn triển khai trên không.

Trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, B-52 đã ném hơn 40 % tổng số bom đạn triển khai trên không.


Hiện nay B-52 tiêu tốn 70.000 USD cho mỗi giờ bay, mặc dù có hình dạng xấu xí nhưng nó vẫn là một chiếc máy bay khá tuyệt vời và dễ thích nghi.

Hiện nay B-52 tiêu tốn 70.000 USD cho mỗi giờ bay, mặc dù có hình dạng xấu xí nhưng nó vẫn là một chiếc máy bay khá tuyệt vời và dễ thích nghi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại