Vũ khí là phương tiện quan trọng, nhưng con người còn quan trọng hơn gấp bội phần. Ý chí - bản lĩnh - quyết tâm của người điều khiển là nơi quyết định, khí tài chỉ là nơi chấp hành.
Từ phương tiện chinh phục biển khơi…..
Đại dương chiến 2/3 diện tich bề mặt trái đất. Chính vì thế trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tàu thuyền là loại phương tiện được phát minh và sử dụng khá sớm.
Con người đã bắt đầu biết sử dụng thuyền buồm ngay từ buổi đầu của nền văn minh. Người La Mã cổ đại là những người đầu tiên gắn những lá buồm vào con thuyền chèo để kết hợp cả hai loại năng lượng sức người và sức gió.
Tàu buồm huấn luyện Lê Quý Đôn của Hải quân Việt Nam.
Khi mà động cơ hơi nước và động cơ đốt trong chưa được phát minh, thì những cánh buồm khổng lồ chính là ánh sáng của nền văn minh nhân loại, trong các cuộc phát kiến địa lý bằng đường biển.
Chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa. Đối với Việt Nam, là một quốc gia ven biển, lại có hệ thống sông ngòi chằng chịt vì vậy việc phát triển các phương tiện đường thủy được chú trọng phát triển từ thuở xa xưa.
Mặt nước từ khi bị con người chinh phục đã dần dần được sử dụng mang tính chất quân sự. Đã có thời điểm các hạm đội hải quân là tiếng nói và sức mạnh của một đất nước.
….đến ông thầy giáo già tận tụy !!!
Kể từ khi con người phát minh ra động cơ hơi nước và động cơ đốt trong ra đời. Biển cả dường như bị ô nhiễm và ồn ào hơn bởi tiếng động cơ ầm ĩ và những cột khói cao ngút trời thay cho những cánh buồm trắng muốt yên lặng và điềm tĩnh.
Vai trò cũng thuyền cánh buồm bắt đầu bị suy giảm đáng kể và dần dần đi vào dĩ vãng. Sau khi “thất nghiệp”, thuyền buồm ngày nay trở thành người huấn luyện kỹ năng cho những người đi biển cũng như là một phương tiện hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Môn thể thao thuyền buồm được rất nhiều người trong thế giới đam mê.
Vai trò của thuyền buồm trong huấn luyện thuyền viên
Có thể nói ngắn gọi hơn: Thuyền buồm giúp huấn luyện kỹ năng đi biển toàn diện, qua đó, người thủy thủ sẽ có nền tảng tốt hơn đề vận hành các phương tiện hiện đại.
Trên các con tàu viễn dương hiện đại, người đi biển được bao bọc trong căn phòng chỉ huy cao hơn nước biển có khi tới 10 mét, được điều hòa mát rượi, và yên tĩnh vô cùng.
Biển cả với anh chỉ còn là những nhấp nháy xanh sáng trên màn hình các loại máy tính và những tiếng rì rào của hàng loạt thiết bị điện tử hàng hải. Công việc của anh ta rất đơn giản, chỉ việc bấm nút.
NHƯNG!!! Đi biển không phải là một cuộc du ngoạn nhẹ nhàng mà thực chất mỗi chuyến đi là một “phiêu trình hàng hải” đầy cam go, cạm bẫy. Biển cả trông hiền hòa là vậy nhưng đầy sức mạnh phá phách khi nó nổi giận trong các trận bão tố, sóng đầu bạc...
Nếu tàu gặp sự cố, hư hỏng khiến hệ thống điện bị mất, trạm phát nguồn trung tâm mất khả năng cung cấp, hệ thống lái điện bị hỏng, hệ thống thông tin và các trang bị đạo hàng bị tê liệt. Lúc này, tàu rơi vào trạng thái mù, câm, điếc.
Quả thật, đây thật sự là một thảm họa đối với thuyền viên nếu họ không biết sử dụng có loại thiết bị cơ bản được trang bị trên tàu.
Tàu buồm huấn luyện Lê Quý Đôn của Hải quân Việt Nam.
Bởi vậy, tại tất cả các trường huấn luyện đào tạo nghề biển, các học viện hải quân đều huấn luyện kỹ năng tồn tại trong trạng thái nguy cấp nhất, khi con tàu đã mất hết sức sống. Lúc này, con người phải vận dụng mọi kỹ năng chiến đấu, để bảo vệ sinh mạng bản thân.
Hiện nay, dù được trang bị các thiết bị điện tử vô cùng hiện đại nhưng các thiết bị hàng hải cơ bản như thiết bị lái cơ học, quan trắc mắt, hải đồ giấy, hệ thông liên lạc bằng kí hiệu…… vẫn còn tồn tại trên các tàu viễn dương.
Công nghệ thay thế được nhiều thứ, nhưng có những thứ không thể nào thay thế được, đơn giản là vì con người không thể tại ra cỗ máy có trí tuệ vượt qua con người.
Khu vực buồng lái, cabin chỉ huy của tàu Lê Quý Đôn. Ảnh: Zing.
Trưởng thành từ đầu sóng ngọn gió
Đối với thủy thủ, nguyên tắc quan trọng nhất là tính kỉ luật. Mọi người đều phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng (chỉ huy tàu), mọi ý kiến thiểu số đều được gạt bỏ. Lúc này, mọi quyết định đưa ra đều ảnh hưởng đến sinh mạng từng thuyền viên.
Vì vậy, sự thành thạo của thủy thủ khi vận hành con tàu, chưa kể tinh thần, tình đoàn kết, cũng như lí tưởng khi chiến đấu là yếu tố quyết định đến mọi thắng lợi.
Với thuyền buồm, mọi việc gần như đều phải làm bằng thủ công cũng như luôn phải đối mặt với sóng gió.
Điều này giúp cho kíp thủy thủ rèn luyện sức khỏe, sự bền bỉ dẻo dai, kiên quyết vượt mọi khó khăn để về đích mà còn khiến họ từng bước trưởng thành, gan dạ cũng như đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành các nhiệm vụ trong huấn luyện.
Với việc thành công trong huấn luyện đường dài (vượt 2 đại dương lớn) để trở về Việt Nam, các thủy thủ trên tàu buồm huấn luyện Lê Quý Đôn đã tiếp cận với thiên nhiên, thành thạo tất cả các bộ môn hàng hải cơ bản.
Đó là: nút dây, bơi lội, cứu sinh, chèo thuyền bằng mái chèo, xác định vị trí tàu bằng các dụng cụ quang trắc mắt kết hợp với hải đồ… Từ đây cái thủy thủ này hoàn toàn đủ năng lực để vận hành các con tàu được trang bị hiện đại.
Khu vực đài thông tin tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Zing.
Ngoài ra, vì tính đơn giản và giá thành huấn luyện thấp mà tính hiệu quả cao. Thế nên, các cường quốc hải quân trên thế giới luôn đào tạo thuyền viên của trên các tàu buồm huấn luyện cho dù chúng có thể già hơn những người lái chúng.
Đôi nét về tàu buồm huấn luyện Lê Quý Đôn
Tàu buồm Lê Quý Đôn được đóng dưới sự giám sát của Ttổ hợp công nghiệp quốc phòng Ba Lan theo hợp đồng ký kết với Hải quân Việt Nam vào tháng 7/2014. Tàu đóng hoàn thành, hạ thủy 6/2015.
Tàu có 3 cột buồm cao 40 m với 21 buồm và 10 que xoay. Tổng diện tích buồm là 1.400 m2, chiều dài 67 m, rộng 10 m với lượng giãn nước 857 tấn.
Tàu có thể biên chế 30 người và có thể phục vụ 80 học viên đi thực tập đường dài; kết hợp thực hiện các hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới.