Quan hệ tình dục quá sớm, căn bệnh ung thư này dễ gõ cửa

Ngọc Anh |

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư nguy hiểm ở phụ nữ, bệnh có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung được khuyến cáo sàng lọc trong cộng đồng.

Những cách sàng lọc bệnh

PGS TS BS Ngô Thị Kim Phụng – Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho hay, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư hay gặp ở phụ nữ chỉ sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung hiện nay đang được coi là bệnh trẻ hóa thậm chí có những trường hợp chưa quan hệ tình dục đã bị ung thư.

Hiện nay, ung thư cổ tử cung được đưa vào một trong số các bệnh sàng lọc ung thư cộng đồng và có thể sàng lọc được sớm bệnh. Nếu phát hiện bệnh càng sớm thì tỷ lệ điều trị khỏi bệnh càng cao.

Ở nhiều nước đang phát triển, tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng nhiều nhất là soi cổ tử cung (với bôi acid acetic hay Lugol) và thử nghiệm phân tử DNA của HPV và Pap

Bác sĩ Phụng cho biết, thử nghiệm Pap là phương pháp bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ hay gọi là mỏ vịt, nạo vét tế bào cổ tử cung, phết lên lam kính và cố định, gửi đến phòng xét nghiệm tế bào (đọc dưới kính hiển vi). Thử nghiệm này không nhằm tìm HPV, nó chỉ nhận diện các biến đổi tế bào của cổ tử cung do virut này gây ra.

Với thử nghiệm này, bác sĩ Phụng cho rằng phụ nữ sau quan hệ tình dục có nguy cơ nhiễm HPV, phải làm thử nghiệm Pap ít nhất mỗi 3 năm. HPV chủ yếu gặp ở người trẻ, tỷ lệ mắc thấp hơn ở người > 30. Khi thấy có các biến đổi tế bào, cần làm thêm các sinh thiết cổ tử cung để tìm các thương tổn tiền-ung thư hay ung thư của cổ tử cung.

Quan hệ tình dục quá sớm, căn bệnh ung thư này dễ gõ cửa - Ảnh 1.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm thế nào

Thứ hai, chị em phụ nữ nên làm thử nghiệm HPV DNA: xét nghiệm giúp phát hiện xem trong các tế bào cổ tử cung thu nhận được có các nhóm HPV có nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung hay không, bằng cách tìm các đoạn DNA có trong tiêu bản thử.

Bác sĩ Phụng cho rằng, đây vẫn chỉ là một thử nghiệm tầm soát nguyên nhân, không nói lên được người bệnh có bị ung thư hay không. Cách tiến hành: làm cùng lúc với thử nghiệm Pap (dùng chung mẫu), hoặc lấy một mẫu thứ hai ở kênh cổ tử cung. Được khuyến cáo dùng cho phụ nữ trên 30 tuổi, hoặc cho phụ nữ trẻ hơn có thử nghiệm Pap bất thường nhẹ, không xác định.

Thử nghiệm HPV DNA được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn mà không phải làm thử nghiệm Pap để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Ai có nguy cơ bị

Khi bị ung thư cổ tử cung, phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

- Giai đoạn I: ung thư giới hạn ở cổ tử cung

- Giai đoạn II: ung thư ở cổ tử cung và phần trên âm đạo

- Giai đoạn III: ung thư lan đến phần dưới âm đạo hoặc lan ra thành chậu hông

- Giai đoạn IV: ung thư xâm lấn các tạng lân cận như bàng quang, trực tràng hay di căn xa đến phổi, gan, xương.

Quan hệ tình dục quá sớm, căn bệnh ung thư này dễ gõ cửa - Ảnh 2.

Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung

Nghi ngờ ung thư bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm chuyên sâu, nội soi đại trực tràng, siêu âm ổ bụng để phát hiện bệnh có di căn hay không. Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư và bệnh lý kèm theo của người bệnh, sử dụng một hoặc phối hợp nhiều phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

Bác sĩ Phụng khuyến cáo, với những phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình, bạn tình bị hẹp bao quy đầu, quan hệ tình dục không an toàn, hút thuốc lá… đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ bị tiền ung thư và ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng. Các triệu chứng bắt đầu có khi tiền ung thư chuyển thành ung thư xâm lấn thực sự và phát triển vào mô lân cận. Khi này, các triệu chứng hay gặp nhất là: xuất huyết âm đạo bất thường, chảy dịch âm đạo không bình thường, đau khi quan hệ tình dục.

Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, bác sĩ Phụng khuyên cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với HPV, sử dụng bao cao su, không hút thuốc. Đặc biệt, hiện nay có vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung. Việc tiêm vắc xin chủng ngừa HPV là vô cùng cần thiết.

- Trẻ gái 11 – 12 tuổi thường được tiêm vắc-xin làm 3 lần, cách nhau 6 tháng.

- Trẻ 9 – 11 tuổi, do thầy thuốc quyết định

- Phụ nữ 13 – 18 tuổi chưa tiêm chủng, cần được tiêm ngay các đợt vắc-xin để ngăn chặn nhiễm HPV

- Phụ nữ 19 – 26 tuổi, chưa đủ bằng chứng để khuyến cáo.

Ngoài ra, bác sĩ Phụng nhấn mạnh mọi phụ nữ nên được tầm soát UTCTC bắt đầu từ 21 tuổi. Dưới 21 tuổi không nên thử. Phụ nữ 21– 29 tuổi nên làm thử nghiệm Pap 3 năm/lần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại