Quân đội Ukraine tịch thu Hệ thống phòng không S-125 do Nga "buôn lậu": Sự thật thế nào?

DK |

Vào tháng 1/2019, Ukraine đã "bắt" được một hệ thống S-125 Pechora (SAM-3) trong một kho hàng tại khu vực Mykolayiv và cáo buộc cho Nga. Ai là chủ sở hữu của lô "hàng nóng" này?

Quân đội Ukraine tịch thu Hệ thống phòng không S-125 do Nga buôn lậu: Sự thật thế nào? - Ảnh 1.

Ngày 3/8, tờ UAWire dẫn nguồn Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho biết cơ quan này cùng Văn phòng Công tố viên Quân sự, Tập đoàn quốc phòng Ukroboronservice và Hải quan Mykolayiv đã bàn giao một hệ thống phòng không S-125 Pechora cho Bộ Quốc phòng Ukraine.

Quân đội Ukraine tịch thu Hệ thống phòng không S-125 do Nga buôn lậu: Sự thật thế nào? - Ảnh 2.

Hệ thống này đi kèm với 36 tên lửa đất đối không 5V27D trong cấu hình chiến đấu, bao gồm các thiết bị phụ trợ và một số vũ khí khác.

Quân đội Ukraine tịch thu Hệ thống phòng không S-125 do Nga buôn lậu: Sự thật thế nào? - Ảnh 3.

Lô hàng được cho là đã lên kế hoạch để bàn giao cho một quốc gia ở Châu Phi, Eritrea (đang bị trừng phạt bởi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc).

Quân đội Ukraine tịch thu Hệ thống phòng không S-125 do Nga buôn lậu: Sự thật thế nào? - Ảnh 4.

Vào tháng 1/2019, trong một cuộc điều tra chung của SBU và Cục Phản gián Ukraine và được Văn phòng Công tố viên Quân sự giám sát, tổ hợp tên lửa được cất giấu trong một kho tại Mykolayiv đã được tìm thấy.

Quân đội Ukraine tịch thu Hệ thống phòng không S-125 do Nga buôn lậu: Sự thật thế nào? - Ảnh 5.

Vào ngày 27/3/2019, trong cuộc họp của Chính phủ Ukraine, đã quyết định chuyển tất cả các vũ khí nói trên cho Bộ Quốc phòng Ukraine.

Cơ quan SBU cáo buộc Công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, với sự giúp đỡ của các cá nhân khác đã buôn lậu qua biên giới Ukraine hệ thống phòng không S-125 Pechora (SAM-3) nói trên trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2010.

Tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng đây là một trong những hệ thống phòng không S-125 Pechora mà Ukraine (cùng với các vũ khí khác) bán cho Nam Sudan thông qua Kenya.

Hệ thống S-125 và các tên lửa 5B27D nói trên nhiều khả năng là bản nâng cấp S-125-2D Pechora của chính Ukraine.

Lô hàng đã bị hủy bỏ do thương vụ bị phát hiện tình cờ vào năm 2008, khi cướp biển Somalia bắt Tàu chở hàng MV Faina của Ukraine (đang chở 32 xe tăng T-72 và các loại vũ khí hạng nặng khác tới Kenya).

Theo bài viết đăng trên tờ New York Times năm 2010 dựa theo các tài liệu được Wikileak tung ra, trước khi sự cố MV Faina bị phát giác, Kenya đã nhận 67 xe tăng T-72 từ Ukraine và chuyển tới Nam Sudan.

Xe tăng T-72 và pháo phòng không ZPU-4 trên tàu chở hàng MV FAINA của Ukraine trên đường tới Kenya bị cướp biển Somalia bắt giữ năm 2008, nó đã được phóng thích khi cướp biển nhận được 3,2 triệu USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại