"Vũ khí tối mật" của Mỹ trong thế kỷ 21?
Vào ngày 27/10/2015, gần 34 năm sau khi Northrop Grumman được trao hợp đồng phát triển máy bay ném bom tàng hình đầu tiên, Không quân Hoa Kỳ đã trao cho họ một hợp đồng cho một máy bay ném bom "tối hậu": B-21 "Raider".
Thông số chi tiết của B-21 "Raider" còn nhiều bí ẩn thì dựa trên những thông tin đã biết chúng ta có thể suy luận ra một phác thảo của nó.
Máy bay ném bom B-21 "Raider" (Đột kích đội) lấy ý tưởng từ những phi đội tham gia chiến dịch đột kích huyền thoại vào năm 1942 của Tướng James "Jimmy" Drake Doolittle.
Chiến dịch ném bom Doolittle lấy theo tên vị Tướng đã vạch kế hoạch và dẫn đầu lực lượng đột kích (Raider) bằng các máy bay ném bom B-25 "Mitchell" nhằm vào các mục tiêu trong và xung quanh Tokyo, Nhật Bản.
Không quân Mỹ muốn B-21 được chú ý bởi cái tên thể hiện bản chất táo bạo, sự bất ngờ về chiến lược và chiến thuật, và "hành trình không tưởng" mà Tướng Doolittle và nhóm Raider của ông đã phải bay qua để hoàn thành nhiệm vụ.
Một nguyên mẫu chính thức của B-21 Raider do Không quân Hoa Kỳ phát hành có hình dáng bên ngoài tương đồng bề ngoài của máy bay ném bom đa nhiệm tàng hình B-2 "Spirit".
Một thiết kế của B-21.
Tuy nhiên chúng ta thấy có những sự khác biệt quan trọng.
B-21 di chuyển vị trí động cơ của nó đến gần cuối cánh, nơi chúng chiếm vị trí kết nối giữa cánh và thân máy bay, trong khi cặp động cơ F118-GE-100 của B-2 nằm tách rời với thân máy bay và cánh.
Các cửa hút khí của động cơ của B-21 "Raider" được thiết kế góc cạnh và không có răng cưa như trên B-2 "Spirit". Raider cũng thiết kế ống xả để giảm thiểu hiển thị hồng ngoại (mục tiêu của tên lửa tầm nhiệt) cho 4 động cơ, điều mà B-2 hoàn toàn không trang bị.
Máy bay có kích thước tương tự B-2 "Spirit", điều gần như chắc chắn nó là máy bay ném bom 4 động cơ. Theo thông báo của Pratt và Whitney vào năm 2016 với tư cách là nhà thầu phụ của dự án B-21 đã thu hẹp các thiết kế động cơ cho B-21 với hai thiết kế: F-100 và F-135.
Động cơ F-100 thường được trang bị cho máy bay chiến đấu F-15 "Eagle" có vẻ là một lựa chọn hợp lý.
Tuy nhiên không quân Mỹ có thể sẽ trang bị động cơ F-135, tương tự như máy bay tàng hình F-35, vì tiềm năng phát triển, nâng cấp và khả năng giảm chi phí sản xuất động cơ khi loại động cơ này vẫn tiếp tục được sản xuất cho các phi đội F-35 trên khắp thế giới.
Động cơ F-135 được lắp đặt trên máy bay tiêm kích đa nhiệm tàng hình F-35.
Giống như những tiền nhiệm, B-21 "Raider" sẽ là máy bay ném bom chiến lược hạng nặng được thiết kế để có thể tấn công bằng vũ khí hạt nhân và thông thường.
Nếu B-21 có kích thước tương tự B-2, nó sẽ đi theo cặp để tạo thành một phi đội. Để giảm chi phí phát triển, Không quân có thể tái sử dụng các ống phóng tên lửa loại xoay tròn (Advanced Applications Rotary Launcher-AARL) tương tự B-2.
AARL được trang bị một cho mỗi khoang bom của máy bay, mỗi chiếc có khả năng mang theo 8 quả bom hoặc tên lửa.
Trong các nhiệm vụ sử dụng vũ khí hạt nhân, Không quân Mỹ sẽ trang bị cho B-21 tên lửa tầm xa (LRSO), tên lửa hành trình hạt nhân tàng hình thế hệ tiếp theo. Nó cũng sẽ mang theo bom hạt nhân B-61, đặc biệt là bom B61-12 mới với khả năng tự hiệu chỉnh.
Lượng vũ khí trang bị trên B-21 "Raider" có thể sẽ nhiều hơn B-2 "Spirit".
Sự kết hợp của hai loại vũ khí này sẽ cho phép B-21 sử dụng tên lửa hành trình tàng hình của mình để dọn đường đi qua mạng lưới phòng không của đối phương trước khi thả bom B-61 vào các mục tiêu.
Đối với các nhiệm vụ sử dụng vũ khí thông thường, B-21 sẽ mang theo tên lửa hành trình không đối đất JASSM-ER và bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM) GBU-31.
B-21 có thể sử dụng những vũ khí này theo cách tương tự như các nhiệm vụ hạt nhân để vượt qua các hệ thống phòng thủ của kẻ địch trước khi ném bom JDAM.
Cách khác, B-21 có thể được sử dụng như các "chiến xa bay" gắn tên lửa, nó có thể phóng tới 16 tên lửa JASSM-ER vào mục tiêu của kẻ địch từ xa hoặc xuyên thủng hệ thống phòng thủ kẻ địch để ném bom JDAM vào mục tiêu.
B-21 cũng sẽ được thiết kế để có khả năng mang theo bom xuyên hầm ngầm GBU-57A/B, đây là bom thông thường nặng nhất trong kho vũ khí của Hoa Kỳ (14 tấn), và B-2 hiện là máy bay ném bom duy nhất có khả năng tải quả bom này.
Tối 17/5 (giờ Việt Nam) tài khoản twitter B-2 Piot đăng tải nội dung Máy bay ném bom B-2 ném hai quả bom GBU-57 trong một động thái được cho là cảnh báo Iran.
"Tối hậu thư" gửi tới Trung Quốc vào năm 2020?
Giống như nhiều hệ thống vũ khí mới phát triển khác của thế kỷ 21, Không quân Mỹ đã chỉ thị cho Northrop Grumman chế tạo máy bay ném bom theo kiểu modul với phần cứng và phần mềm được gọi là "Thiết kế mở".
Kết quả là không giống như các máy bay ném bom hạng nặng trước đây, B-21 có tiềm năng nâng cấp không giới hạn. "Thiết kế mở" đảm bảo rằng các bản nâng cấp phần cứng và phần mềm trong tương lai sẽ tương đối dễ tích hợp vào B-21.
Yêu cầu này của Không quân Mỹ dựa trên sự thay đổi thực tế của các cuộc chiến và máy bay ném bom cần phải thích nghi với hàng loạt nhiệm vụ mới và phức tạp hơn nhiều.
Khoang vũ khí của B-21 nhiều khả năng sẽ chỉ đóng vai trò thùng hàng để chứa các thiết bị giám sát, liên lạc, máy bay không người lái hoặc vũ khí tác chiến điện tử để tạo điều kiện cho khả năng tham gia cùng lúc nhiều loại nhiệm vụ.
Một thiết kế của B-21.
Điều này đặc biệt quan trọng khi môi trường tác chiến nguy hiểm. B-21 "Raider" đang trên đường trở thành máy bay ném bom đa năng đầu tiên và có lẽ là duy nhất trong thế kỷ 21 của Mỹ.
B-21 Raider dự kiến sẽ cất cánh lần đầu tiên vào giữa năm 2020 và Không quân Mỹ đang có kế hoạch mua ít nhất 100 chiếc để thay thế các phi đội B-52H Stratofortress và B-1B Lancer.
Một số lượng lớn hơn lên tới 200 chiếc là có thể, nhưng phụ thuộc nhiều vào vấn đề tài chính và sự tồn tại của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START 2010).
Hiệp ước New START 2010 ký dưới thời Tổng thống Obama có thể sẽ sớm bị đổ vỡ (như Hiệp ước INF hay Thỏa thuận Hạt nhân Iran) khi Trung Quốc hoàn toàn nằm ngoài Hiệp ước này và Mỹ đang yêu cầu nước này phải là bên thứ ba tham gia ký hiệp ước.
Hiệp ước giới hạn Nga và Mỹ không được sở hữu vượt quá 1.550 đầu đạn hạt nhân, 700 tên lửa và máy bay ném bom nhưng hoàn toàn không tính tới sự phát triển như vũ bão của lực lượng quân sự Trung Quốc.
Chúng ta không biết rằng Raider khi cất cánh sẽ như thế nào, Không quân Mỹ nhiều khả năng sẽ không tiết lộ thêm thông tin về một máy bay chiến lược mà họ muốn bảo vệ cẩn thận.
Dự án B-21 đã "ẩn thân" trong thế giới công nghệ quân sự, và sẽ chỉ xuất hiện một khi máy bay đã sẵn sàng cất cánh.
B-21 "Raider" được hứa hẹn là thông điệp cứng rắn của Mỹ trong năm 2020 gửi tới Trung Quốc khi "thương chiến" vẫn đang tiếp diễn: "Hãy nghĩ về kết cục của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2".
Những chiếc B-21 "Raider" sẽ có thiết kế và tải trọng tương tự như B-2 "Spirit" đang được sử dụng trong không quân Mỹ.