Vì lợi nhuận, người bán bất chấp nguy cơ sức khỏe đối với những đứa trẻ thơ dại
Tiếng trống tan trường vang lên cũng là giờ vàng của các hàng bánh kẹo và đồ ăn vặt quanh cổng trường. Tuy nhiên, không hề có tiếng chuông nào cảnh báo về sự nguy hại từ các đồ ăn vặt, trong đó chủ yếu là hàng trôi nổi của Trung Quốc đối với sức khỏe của các em học sinh.
Theo khảo sát của PV, xung quanh cổng trường tiểu học Vĩnh Quỳnh (xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) có 3 đến 4 hàng quán với đủ các loại đồ ăn vặt thu hút và hấp dẫn các em. Chỉ từ 1000 đến 5000 đồng, học sinh đã lựa chọn được những món quà vặt như nước uống trái cây dạng xịt, kẹo C, kẹo dẻo 6 mùi.
Một bé trai cho biết "Cháu ăn món bỏng socola này ngon lắm ạ. Cháu mua ở cửa hàng gần đây, 1000/ 2 túi ạ".
Một bé gái nhỏ tuổi lại lựa chọn thạch: "Con mua cái thạch hoa quả 1000/ cái thôi ạ".
Những đứa trẻ ăn các món ăn vặt một cách ngon lành. Người bán hàng cứ có lợi nhuận họ sẽ bán, bất chấp những món ăn độc hại này mà không biết chúng đang ngấm vào cơ thể của những đứa trẻ thơ dại.
Ảnh cắt từ video của ANTV
"Những đồ ăn vặt này là của Tàu"
Chủ một cửa hàng bán đồ ăn vặt trước cổng trường tiểu học Vĩnh Quỳnh cho biết: "Thanh socola này chị cũng không biết nó được làm từ cái gì. Cái này chị mua ở cửa hàng trong chợ gần đây, 28.000 – 30.000/ kg. Những món ăn vặt này chắc không có hại, các cháu học sinh ăn nhiều và từ lâu rồi".
Theo chỉ dẫn của người bán hàng, phóng viên tìm đến 1 cửa hàng ở chợ Vĩnh Quỳnh. Tại đây, phóng viên không khó để tìm thấy những loại thạch hay nước uống trái cây dạng xịt. Tất cả những mặt hàng trong cửa hàng đều được cung cấp cho các cửa hàng gần trường học.
Tiểu thương cho biết: "Những đồ ăn vặt này là của Tàu. Chỉ có bim bim và nước ngọt là rõ nguồn gốc. Tùy vào sự tiêu thụ của học sinh mà các quán quanh trường sẽ lấy số lượng phù hợp. Mỗi lần, các cửa hàng thường mua từ 8 - 10 thùng để bán cho các cháu. Các hàng này chị lấy ở phố hàng Giày, gần chợ Đồng Xuân".
Phóng viên mang những thứ ăn vặt này về thực nghiệm nhằm mục đích kiểm tra chất lượng tạo màu của món kẹo C hoa quả (có tên là Cuper). Những viên kẹo C có màu sắc hấp dẫn, từ xanh, cam đến vàng. Phóng viên thả những viên C vào một cốc nước nóng, một cốc nước lạnh.
Ảnh cắt từ video của ANTV
Chỉ trong vòng 5 phút, bề mặt màu sắc của những viên kẹo C bắt đầu nổi váng. Những viên kẹo mất màu chuyển sang màu trắng, cứng và bóp không vỡ. Còn với nước uống trái cây dạng xịt, mùi vị ngọt và hoàn toàn là đường hóa học.
Mời quý vị xem video cụ thể:
Một thế hệ trẻ Việt đang bị đầu độc bởi đồ ăn vặt rẻ của Trung Quốc