QĐ Hà Lan bị "vạch mặt": Vai trò đáng sợ trong vụ diệt chủng khủng khiếp nhất Châu Âu?

Hoài Giang |

Quân đội Hà Lan bị tòa án nước này kết luận là đã giúp lực lượng Serb Bosnia trong vụ thảm sát Srebrenica năm 1995.

Chính phủ và Quân đội Hà Lan phải chịu trách nhiệm cho vụ thảm sát Srebrenica

Ngày 19/7, tờ Telesur đưa tin Tòa án tối cao Hà Lan đưa ra phán quyết rằng quân đội nước này phải chịu trách nhiệm ít nhất là 10% (350 nam giới người Hồi giáo bị trục xuất khỏi căn cứ của LHQ) đối với những người bị lực lượng Serb Bosnia tàn sát tại Srebrenica vào năm 1995

Vào thời điểm đó, khoảng 8.000 nam giới Hồi giáo Bosnia đã bị bắt và bị sát hại trong vụ diệt chủng tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ 2.

Chính phủ Hà Lan chấp nhận phán quyết của Tòa án tối cao, Bộ Quốc phòng cho biết trong một tuyên bố. Do đó, chính phủ nước này chấp nhận chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân theo quyết định của Tòa án tối cao.

QĐ Hà Lan bị vạch mặt: Vai trò đáng sợ trong vụ diệt chủng khủng khiếp nhất Châu Âu? - Ảnh 1.

Một chuyên gia pháp y Phần Lan và hài cốt của một trong số hơn 100 người Hồi giáo bị giết trên một ngọn đồi, sâu trong vùng do người Serb Bosnia kiểm soát vào ngày 2/7/1996 (Ảnh AP)

Tuy tòa án giữ nguyên phán quyết trước đây đối với chính phủ Hà Lan, nhưng vẫn giảm trách nhiệm pháp lý từ 30% xuống còn 10% mà không giải thích tại sao lại có tỷ lệ này.

Một tòa án Hà Lan ban đầu đã buộc chính phủ nước này phải chịu trách nhiệm bồi thường vào năm 2014. Năm 2017, tòa phúc thẩm đã giữ nguyên quyết định trước khi nó được đưa ra Tòa án Tối cao.

Tòa án cấp dưới đã tuyên bố vào năm 2017 rằng các hành động của Hà Lan đối với người Hồi giáo Bosnia là đã "khước từ khả năng giúp đỡ 30% số người tránh được việc lạm dụng và cái chết", và do đó, Hà Lan phải chịu trách nhiệm bồi thường cho 30% thiệt hại cho các gia đình.

Việc xét xử ở mức trách nhiệm 10% có nghĩa là gia đình của các nạn nhân và những người sống sót sau vụ giết người tại Srebrenica chỉ có khả năng nhận được khoản bồi thường khoảng vài nghìn Euro.

Kada Hotic, một trong những bà mẹ của nhóm người Srebrenica sống sót có mặt tại tòa án, nói với hãng tin Reuters rằng số tiền bồi thường không phải là ưu tiên của họ:

"Chúng tôi muốn công lý, chính phủ Hà Lan chịu trách nhiệm cho cuộc diệt chủng ở Srebrenica. Không có vấn đề gì nếu con số là 1%, 10% hoặc 100%, họ phải chịu trách nhiệm".

QĐ Hà Lan bị vạch mặt: Vai trò đáng sợ trong vụ diệt chủng khủng khiếp nhất Châu Âu? - Ảnh 2.

Một người lính Serb Bosnia khai hỏa một khẩu súng máy PK trong khi một đồng đội đang giữ băng đạn trong một cuộc tấn công gần Srebrenica ngày 13/7/1995 (Ảnh Reuters)

Công lý mới được mở ra một phần

Một luật sư cho các nạn nhân cho biết ông sẽ nghiên cứu bản án để xem liệu có khả năng chống lại vụ kiện hơn nữa tại Tòa án Nhân quyền Châu Âu hay không.

Trong khi giữ nguyên trách nhiệm một phần của Hà Lan, tòa án tối cao đã bác bỏ một cáo buộc thứ 2 rằng việc các lực lượng Hà Lan đẩy lui những người tị nạn tập trung bên ngoài căn cứ là bất hợp pháp.

"Trách nhiệm của họ không bao giờ có thể bị xóa bỏ. Chúng tôi sẽ không để nó bị quên lãng, chúng tôi sẽ đến tòa án châu Âu để xem liệu chúng tôi có thấy được công lý hay không" ông Munira Subasic, một nguyên đơn khác trong vụ án cho biết.

Trong cuộc xung đột ở Bosnia - Hezegovina năm 1995, hàng trăm binh sĩ gìn giữ hòa bình của Hà Lan đã được giao nhiệm vụ bảo vệ một khu vực an toàn được chỉ định của Liên Hiệp Quốc.

QĐ Hà Lan bị vạch mặt: Vai trò đáng sợ trong vụ diệt chủng khủng khiếp nhất Châu Âu? - Ảnh 4.

Những người lính Hà Lan trong lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ ngồi trên một xe bọc thép trong khi những người tị nạn Hồi giáo từ Srebrenica tập trung tại làng Potocari vào ngày 13/7/1995 (Ảnh AP)

Srebrenica là nơi hàng nghìn người Hồi giáo đã ẩn náu từ lực lượng Serb Bosnia, trong số đó có 350 người đã vào căn cứ của Hà Lan.

Tòa án Tối cao Hà Lan cáo buộc rằng lực lượng vũ trang Hà Lan có thể cho phép những người đó ở lại căn cứ và bằng cách trao trả họ cho lực lượng Serb Bosnia, họ đã cố tình gửi những người này đến với cái chết.

"Họ đã lấy đi cơ hội sống của những người đàn ông ngoài tầm tay của người Serb Bosnia".

Vụ diệt chủng Srebrenica đã phủ bóng đen lên chính trường Hà Lan, buộc chính phủ nước này phải từ chức năm 2002 sau một báo cáo về vai trò của các chính trị gia trong thất bại của lực lượng gìn giữ hòa bình.

Thị trấn Hồi giáo Srebrenica nằm ở miền Đông Bosnia - Hezegovina bị bao vây trong 3 năm (từ 1992 đến 1995).Vào tháng 6/1995, lực lượng phòng thủ của người Hồi giáo ở Srebrenica suy yếu do chỉ huy đơn vị phòng thủ và một nhóm quân tinh nhuệ rút chạy đến thị trấn Tuzla.

Vào tháng 7/1995, một lực lượng quân sự hỗn hợp gồm khoảng 2.000 tay súng người Serb Bosnia và các tình nguyện viên người Serbia, Hy Lạp, Nga được chỉ huy bởi Tướng Ratko Mladic đã triển khai Chiến dịch Krivaja 95 và nhanh chóng kiểm soát được Srebrenica và các khu vực lân cận.

Hà Lan được cho là đã tước vũ khí của lực lượng dân quân phòng thủ còn lại ở Srebrenica cũng như giao nộp những người đàn ông Hồi giáo theo yêu cầu của người Serb Bosnia để đổi lấy các con tin là 30 binh sĩ bị kẹt lại thị trấn.

Với số lượng áp đảo khoảng 6.000 binh sĩ chuyên nghiệp và dân quân Hồi giáo tham gia phòng thủ Srebrenica (tức là gấp 3 lần lực lượng tấn công), các chỉ huy Serb Bosnia đã quyết định thủ tiêu toàn bộ đàn ông Hồi giáo bị tình nghi là đối phương.

Một phóng sự về vụ thảm sát Srebrenica

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại