Theo Chuẩn tướng Eisa al-Mohannadi, sĩ quan phụ trách chương trình mua sắm tiêm kích F-15QA cho Không quân Qatar, quốc gia Trung Đông này sẽ tiếp tục nhận lô tiếp theo vào đầu năm 2021 và hoàn thành hợp đồng vào cuối năm 2022.
Dự kiến, phi đội F-15QA gồm 36 chiếc sẽ bắt đầu đi vào phục vụ từ năm 2023 tại Căn cứ không quân Al-Udeid nằm ở phía Tây Nam thủ đô Doha.
Tháng 11-2016, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn quyết định hợp đồng đắt đỏ bán 72 máy bay F-15QA cho Qatar với trị giá hơn 21 tỷ USD. Đến tháng 6-2017, số lượng đặt hàng giảm xuống còn 36 chiếc trị giá 12 tỷ USD.
Một chiếc F-15 của Không quân Mỹ. Ảnh: acc.af.mil
Tiêm kích F-15QA là phiên bản dành riêng cho Qatar được sản xuất trên cơ sở máy bay tiêm kích F-15E Advanced Eagle. Dòng F-15 là máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Mỹ trong một thời gian dài, hiện còn có hơn hai trăm chiếc thuộc phiên bản F-15C/D trong biên chế lực lượng này.
Tuy nhiên, đây là một hợp đồng mở bởi Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn có thể tiếp tục gợi ý cho Qatar tiếp tục mua thêm, nếu quốc gia dầu mỏ này có nhu cầu.
Nguyên mẫu F-15 đầu tiên cất cánh vào năm 1972 và bắt đầu được đưa vào sản xuất loạt trong năm 1973. Nó nhanh chóng có mặt trong biên chế Không quân Mỹ và đồng minh của Washington như Israel, Nhật Bản và Saudi Arabia.
Ngoài việc mua F-15QA của Mỹ, Doha đang còn có hai hợp đồng rất lớn mua sắm máy bay chiến đấu châu Âu là Rafale của Pháp và Typhoon của Anh.
Theo Reuters, vào thời điểm đó thỏa thuận trên vẫn được ký bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Qatar trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh với cáo buộc Doha ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
Về phần mình, Lầu Năm Góc khẳng định, hợp đồng F-15QA sẽ giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác an ninh và khả năng phối hợp giữa quân đội Mỹ và Qatar.