Ô nhiễm tiếp cận thai nhi và làm giảm số lượng tinh trùng trong tương lai của các bé trai

Quỳnh Chi (Theo Euronews) |

Nghiên cứu mới cho thấy, ô nhiễm không khí và "hóa chất vĩnh viễn" đang tiếp cận não, phổi và các cơ quan đang phát triển khác của thai nhi.

(Ảnh minh họa: Euornews)

(Ảnh minh họa: Euornews)

Điều này có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của thai nhi sau này, khi trẻ lớn lên.

Hai nghiên cứu mới được thực hiện ở châu Âu cho thấy, tình trạng ô nhiễm do con người tạo ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thế hệ tương lai trước khi trẻ cất tiếng khóc chào đời.

Các nhà khoa học tại Đại học Aberdeen ở Anh và Đại học Hasselt ở Bỉ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, các hạt ô nhiễm không khí mà người mẹ hít phải trong thai kỳ có thể vượt qua hàng rào nhau thai và xâm nhập vào thai nhi.

Phát hiện được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health cho thấy rằng các hạt carbon đen nhỏ, hoặc bồ hóng, có thể tiếp cận với thai nhi ngay từ ba tháng đầu của thai kỳ và xâm nhập vào các cơ quan đang phát triển dễ bị tổn thương của thai nhi, bao gồm gan, phổi và não.

Giáo sư Paul Fowler, Đại học Aberdeen, cho biết: "Điều đáng lo ngại hơn nữa là những hạt carbon đen này còn xâm nhập vào não người đang trong quá trình phát triển. Điều này có nghĩa là những hạt nano này có thể tương tác trực tiếp với hệ thống điều khiển bên trong các cơ quan và tế bào của bào thai người".

Carbon đen là một vật chất đen được thải vào không khí từ các động cơ đốt trong, hoạt động của nhà máy nhiệt điện than và nguồn đốt nhiên liệu hóa thạch khác.

Theo các tác giả nghiên cứu, chính xác cách những hạt nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta vẫn còn chưa được tìm hiểu rõ, mặc dù người ta tin rằng một phần là do các chất hóa học mà chúng được bao phủ trong quá trình đốt cháy.

Ô nhiễm tiếp cận thai nhi và làm giảm số lượng tinh trùng trong tương lai của các bé trai - Ảnh 1.

Việc tiếp xúc với PFAS trong tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các thế hệ tương lai. (Ảnh: Pixabay)

Một nghiên cứu riêng biệt cũng cho thấy, phụ nữ tiếp xúc với "hóa chất vĩnh viễn" nguy hiểm trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến con họ có số lượng và chất lượng tinh trùng thấp hơn sau này.

Các hợp chất hóa học PFAS, hay các chất per- và polyfluoroalkyl, đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ quá ở nhiều ngành công nghiệp để tạo ra các chất tráng phủ và sản phẩm có khả năng chống nước, nhiệt hoặc chống bẩn. Chúng được gọi là "hóa chất vĩnh viễn" bởi vì chúng không tự nhiên phân hủy mà tích tụ theo thời gian trong cơ thể người và môi trường.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy PFAS trong sữa mẹ và gần đây là trong nước mưa ở hầu hết các địa điểm trên Trái đất, bao gồm cả ở Nam Cực.

Một nghiên cứu lớn của Đan Mạch hiện cho thấy rằng việc tiếp xúc với PFAS trong tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các thế hệ tương lai, cụ thể hơn là số lượng và chất lượng tinh trùng của thai nhi sau này.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives, đã xem xét chất lượng tinh dịch, thể tích tinh hoàn, mức độ hormone sinh sản và PFAS ở 864 nam giới trẻ Đan Mạch. Các mẫu máu từ mẹ của họ, chủ yếu trong tam cá nguyệt đầu tiên, được lấy từ Ngân hàng sinh học quốc gia Đan Mạch, và mức độ của 15 PFAS được đo.

Nghiên cứu cho thấy, những nam giới có mức độ tiếp xúc với nồng độ PFAS của mẹ cao hơn trong thời kỳ đầu mang thai thường có nồng độ tinh trùng thấp hơn, tổng số lượng tinh trùng thấp hơn, tỷ lệ tinh hoàn không sản xuất tinh trùng và tinh trùng bất động (tinh trùng còn sống nhưng không thể di chuyển được đến trứng) cao hơn ở tuổi trưởng thành.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại