Cưỡng ép học tập quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng là bạo lực gia đình

Thùy An |

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định 16 hành vi bạo lực gia đình.

Chiều 26/10, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Chủ nhiệm Uỷ ban xã hội Nguyễn Thuý Anh đã trình bày tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định rõ 16 hành vi bạo lực gia đình gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cưỡng ép chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình…

Đáng chú ý, việc cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng được xem là một trong 16 hành vi bạo lực gia định quy định trong dự thảo Luật.

Cũng theo dự thảo Luật, 16 hành vi bạo lực gia đình cũng được áp dụng đối với người đã ly hôn; người chung sống với nhau như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị em của người đã ly hôn, của người chung sống với nhau như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.

Cưỡng ép học tập quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng là bạo lực gia đình - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Uỷ ban xã hội Nguyễn Thuý Anh trình bày tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Lý giải về điều này, Thường vụ Quốc hội thấy rằng, trong thực tế có nhiều trường hợp nam, nữ không hoặc chưa kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng, hoặc có trường hợp vợ chồng tuy đã ly hôn, mối quan hệ giữa họ không là quan hệ gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình, song là mối quan hệ rất đặc thù, dễ nảy sinh các tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, từ đó gia tăng nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực.

Bên cạnh đó, còn có nhiều vụ việc bạo lực gia đình liên quan đến thành viên gia đình của người đã ly hôn hoặc người chung sống với nhau như vợ chồng.

Theo bà Thúy Anh, mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình; xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo luật và giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này để tăng tính chặt chẽ của quy định.

Theo đó, hành vi bạo lực cũng được áp dụng đối với người đã ly hôn; người chung sống với nhau như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị em của người đã ly hôn, của người chung sống với nhau như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.

Thảo luận về dự án Luật,

Thời gian yêu cầu là không quá 6 giờ cho mỗi lần yêu cầu, tức là giữ lại trụ sở không quá 6 giờ. So với luật hiện hành thì đây là biện pháp mới được bổ sung.

Cưỡng ép học tập quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng là bạo lực gia đình - Ảnh 2.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình)

Đại biểu Cường nhất trí quan điểm cần nâng cao vai trò của chính quyền, nhất là cơ quan công an cần can thiệp kịp thời những hành vi bạo lực gia đình để bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người bị bạo lực.

"Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn, việc cơ quan công an yêu cầu người bạo lực gia đình đến trụ sở công an trong 6 giờ, không giới hạn số lần là biện pháp tương tự như tạm giữ hành chính của Luật Xử lý hành chính, thậm chí vượt trên cả biện pháp tạm giữ hành chính", ông Cường nói.

Đại biểu Cường cho biết, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rất rõ: Với các hành vi gây rối, gây thương tích cần ngăn chặn, thì thời hạn quy định tạm giữ là không quá 12 giờ, cần thiết gia hạn thì cũng không quá 24 giờ. Khi tạm giữ thì phải có thông báo cho gia đình, cơ quan, tổ chức, người tạm giữ có chế độ ăn, ở…

"Còn đối với dự thảo thì chúng ta đang đưa ra rất đơn giản, giữ người có hành vi bạo lực gia đình lại trụ sở công an không quá 6 giờ, không giới hạn số lần, không có quy định về thẩm quyền. Người có hành vi bạo lực gia đình thì công an có trách nhiệm đưa đến trụ sở nhưng không biết công an đưa bằng cách nào, có phải là áp giải không", ông Cường phân tích.

Ông Cường cho rằng, những quy định nêu trên cần phải hết sức thận trọng, nhất là trong điều kiện chúng ta đang đề cao xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tránh việc sơ hở, lạm dụng các quy định.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (đoàn Vĩnh Long) cho biết, tại khoản 4 của dự thảo Luật có quy định đối tượng bạo lực gia đình phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình và người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đại biểu Trang, để khả thi hơn, cần bổ sung thêm quy định chi tiết về trách nhiệm khắc phục hậu quả của người bạo lực đối với người bị bạo lực.

"Phần lớn người bị bạo lực là người thân chung một gia đình, có tài sản chung với người bạo lực nên việc giải quyết yêu cầu chi bồi thường thiệt hại chắc chắn sẽ gặp khó khăn và khó áp dụng trong thực tế", đại biểu Trang cho biết.

Cưỡng ép học tập quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng là bạo lực gia đình - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (đoàn Vĩnh Long)

Nữ đại biểu này cũng đề nghị bổ sung thêm nội dung, người cung cấp thông tin về người bị bạo lực gia đình cũng phải có trách nhiệm trước pháp luật. Điều này nhằm thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo các thông tin cơ quan chức năng thu nhận được là thông tin chính xác.

Cũng như không để người có hành vi bạo lực lợi dụng mối quan hệ họ hàng, thân tộc, quan hệ cá nhân tác động làm nhiễu thông tin, cung cấp thông tin không chính xác, gây bất lợi cho người bị bạo lực. Hoặc người bạo lực, làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại