13 bài thuốc chữa bệnh từ cây nhót

Lương y Hoài Vũ |

Cây nhót trong Đông y có tên là hồ đồi. Ngoài tác dụng dùng quả để ăn hay nấu canh, các bộ phận của cây nhót đều có thể sử dụng làm thuốc.

1. Công dụng và liều dùng của cây nhót

1.1 Quả nhót

Quả nhót vị chua, chát, tính bình; có tác dụng thu liễm, chỉ huyết (chống chảy máu), chỉ khái bình suyễn, chữa rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét. Liều dùng: 9-15g.

Nội dung

1. Công dụng và liều dùng của cây nhót 1.1 Quả nhót 1.2 Rễ cây nhót 1.3 Lá nhót 2. Bài thuốc chữa bệnh từ cây nhót

1.2 Rễ cây nhót

Dược liệu được phơi khô, dùng dần, có vị chua, tính bình. Rễ nhót có tác dụng chỉ khái (chống ho), chỉ huyết (cầm máu), trừ phong, lợi thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu ; chữa các chứng bệnh ho suyễn , thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp sưng đau, hoàng đản ( vàng da), tả lị, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau...

Liều dùng: 9-15g khô (30-60g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài sắc nước rửa chỗ bị bệnh (eczema).

1.3 Lá nhót

Lá nhót vị chua, tính bình, chữa các chứng ho, hen, ho ra máu, khó thở, ung nhọt…

Liều dùng: 9 - 15g khô (20 - 30g tươi).

13 bài thuốc chữa bệnh từ cây nhót - Ảnh 1.

Quả nhót.

2. Bài thuốc chữa bệnh từ cây nhót

2.1. Chữa các chứng ho: Lá nhót tươi 60g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống trong ngày.

2.2. Chữa hen phế quản do nhiễm lạnh: Rễ cây nhót 30g, đường đỏ 15g; sắc nước uống sau bữa ăn.

2.3. Chữa hen phế quản, viêm khí quản mạn tính: Lá nhót, tỳ bà diệp, mỗi vị 15g; sắc nước uống.

Hoặc dùngi: Lá nhót sao vàng, tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống, chiêu thuốc bằng nước ấm.

2.4. Chữa hen suyễn: Lá nhót sao vàng, tán mịn; ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm để chiêu thuốc; liên tục trong 15 ngày là một liệu trình.

Hoặc dùng bài: Lá nhót tươi 100g; sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 10-15 ngày.

13 bài thuốc chữa bệnh từ cây nhót - Ảnh 2.

Ích mẫu thảo

2.5. Sản hậu phù thũng: Rễ nhót, ích mẫu thảo, mỗi vị 12g; sắc nước uống.

2.6. Trị nôn ra máu, đại tiện ra máu , băng kinh (kinh nguyệt quá nhiều): Rễ cây nhót 30g, sắc uống sau bữa ăn.

2.7.Chữa chứng phế suyễn: Lá nhót sao vàng, tán mịn; mỗi lần uống 8g, chiêu thuốc bằng nước cơm.

2.8. Yết hầu sưng đau, khó nuốt: Rễ cây nhót 30g sắc với nước uống.

2.9. Chữa ho ra máu do lao phổi: Lá nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như hãm trà; ngày uống 2 lần, sau bữa ăn.

2.10. Chữa chứng hoàng đản (vàng da): Rễ nhót 18g đem sắc nước uống.

2.11. Dược thiện trị phong thấp sưng đau: Rễ cây nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn thịt và uống nước thuốc.

2.12. Thuốc dùng ngoài, trị nhọt độc, các vết thương chảy máu: Lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

2.13. Côn trùng đốt, ong đốt, rắn cắn: Lá nhót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt hòa với rượu uống, còn bã đem đắp vào nơi tổn thương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại