'Nín thở' trước căn nhà xa hoa đệ nhất thế giới đến cả cự phú số một cũng chẳng mua được

San San |

Một cái cột cũng đã trị giá 2,4 tỷ NDT (tương đương khoảng 8500 tỷ đồng), đây là căn nhà đệ nhất hào trạch đã trải qua ba đời chủ, tới nay tỉ phú giàu nhất thế giới cũng không mua được.

Đối với những người bình thường mà nói, ngôi nhà không cần phải quá rộng, chỉ cần có thể che mưa, che nắng là được. Đối với một thi nhân, ngôi nhà đôi khi lại cần phải hướng ra mặt hồ với cảnh hoa xuân lãng mạn.

Nhưng đối với những người quyền cao chức trọng mà nói, thì ngôi nhà lại mang một tầng ý nghĩa khác. Ví dụ như đệ nhất hào trạch được nhắc đến ở dưới đây. Ngôi nhà có lịch sử rất lâu đời và hiện đang nằm nguy nga bề thế ở trung tâm Bắc Kinh.

Nín thở trước căn nhà xa hoa đệ nhất thế giới đến cả cự phú số một cũng chẳng mua được - Ảnh 1.

Chủ nhân của ngôi nhà cũng là một nhân vật huyền thoại.

Một cây cột trong dinh thự này có thể trị giá lên tới 2,4 tỷ NDT (khoảng hơn 8.500 tỷ đồng). Vậy rốt cuộc ngôi nhà này đã trải qua những quãng đời như thế nào? Vì sao có người nói tới người giàu nhất thế giới cũng không mua nổi? Lịch sử của đệ nhất hào trạch này ra sao?

Ngôi biệt phủ ghi lại một nửa lịch sử của triều đại nhà Thanh, xuất phát từ tham quan Hòa Thân

Hóa ra đệ nhất hào trạch trong truyền thuyết này là Cung vương phủ ở Bắc Kinh, nơi trải qua một nửa lịch sử của triều đại nhà Thanh. Bởi vì Cung vương phủ thực sự đã trải qua quá trình lịch sử của triều đại nhà Thanh từ thời hoàng kim đến khi suy tàn, giá trị của nó không chỉ nằm ở giá trị riêng của bản thân căn biệt phủ, mà nó còn có ý nghĩa lịch sử không gì sánh được.

Câu chuyện bắt đầu từ việc Hòa Thân được vua sủng ái. Hòa Thân là chủ nhân đầu tiên của ngôi biệt phủ. Nhắc tới Hòa Thân, ai cũng hẳn quen thuộc với hình ảnh một tên tham quan và keo kiệt nổi tiếng dưới thời vua Càn Long.

Khi đó, sau khi Hòa Thân trở thành khinh xa đô úy năm 1769, 7 năm sau đó lại dựa vào mọi thủ đoạn để được thăng lên các chức vụ cao cấp như Hộ bộ thị lang, đại thần quân cơ kiêm đại thần phủ nội vụ, rồi thống lĩnh bộ quân... giành được sự sủng ái của hoàng đế Càn Long.

Đồng thời, cũng vì yêu mến vị "đại thần" này, năm đó hoàng đế Càn Long cũng cho phép Hòa Thân được phép chọn đất để xây nhà riêng. Chính là vị trí của Cung vương phủ ngày nay.

Nín thở trước căn nhà xa hoa đệ nhất thế giới đến cả cự phú số một cũng chẳng mua được - Ảnh 2.

Để xây dựng dinh thự của riêng mình, Hòa Thân khi đó đã tìm khắp nơi để chọn ra được một linh địa phong thủy.

Để xây dựng dinh thự của riêng mình, Hòa Thân khi đó đã tìm khắp nơi để chọn ra được một linh địa phong thủy, rốt cuộc chọn phía bắc Thập Sát Hải (hiện là khu vực Tây Bắc của thủ đô Bắc Kinh). Khi đó, căn dinh thự này đã sử dụng diện tích xây dựng lên tới hơn 60 mẫu đất, và phải di chuyển hơn 200 hộ dân để hoàn thành việc xây dựng.

Căn dinh thự rất nguy nga lộng lẫy. Với thân phận dưới một người trên vạn người của Hòa Thân khi đó, quy cách của căn biệt phủ thậm chí còn vượt quá cả những gì mà thân phận của Hòa Thân có thể nhận được. Tuy nhiên, tham quan không quan tâm đến những điều này vì được sự sủng ái của Càn Long. Tuy nhiên, sau khi Càn Long băng hà, Gia Khánh lên ngôi, Hòa Thân bị luận tội, và biệt phủ bị khám xét phong tỏa.

Ngay cả sau này, biệt phủ này vẫn nổi tiếng vì sự xa hoa, thậm chí ngay đến Vĩnh Lân, em trai của Gia Khánh, cũng ngưỡng mộ không thôi dinh thự này.

Thậm chí, trong cuốn "Khiếu đình tạp lục" từng có đoạn ghi chép lại: Vĩnh Lân đã từng xin anh trai Gia Khánh rằng "Sống trong đời chẳng có nguyện vọng gì cao sang, chỉ mong được như Hòa Thân ban cho chỗ ở đẹp là quá đủ". Điều này cho thấy căn biệt phủ của Hòa Thân giá trị tới mức nào.

Nín thở trước căn nhà xa hoa đệ nhất thế giới đến cả cự phú số một cũng chẳng mua được - Ảnh 4.

Căn dinh thự rất nguy nga lộng lẫy. Với thân phận dưới một người trên vạn người của Hòa Thân khi đó, quy cách của căn biệt phủ thậm chí còn vượt quá cả những gì mà thân phận của Hòa Thân có thể nhận được.

Từ vật liệu xây dựng xa xỉ tới hoa văn kiến trúc lộng lẫy

Phong cách kiến trúc và cách bài trí nghệ thuật của Cung vương phủ, cũng như sự đắt đỏ xa xỉ của vật liệu xây dựng của nó, không thể so sánh với những dinh thự bình thường.

Vào thời điểm đó, sự xa hoa của dinh thự Cung thân vương không chỉ thể hiện ở diện tích rộng lớn, một nửa phía trước dùng để xây dựng những căn phòng sang trọng nguy nga, nửa sau giành để xây một khuôn viên cổ rộng rãi, tổng diện tích lên tới 60.000 mét vuông.

Nơi ở của Hòa Thân lúc đó về cơ bản có thể so sánh với Cố Cung, điều này cho thấy tham quan này quả thực vô cùng giàu có. Bên trong dinh thự Cung vương phủ có rất tứ hợp viện, tất cả các cửa ra vào và cửa sổ đều được sơn son, và phần mái đều sử dụng ngói lưu ly xanh lá, thế hiện thân phận khác thường của toàn bộ biệt phủ.

Trong chính điện treo rất nhiều những bức tranh phong cảnh núi sông vô cùng quý giá. Khi thiết kế dinh thự này, để biến nơi đây thành một biệt phủ với nhiều phúc khí, 9999 con dơi với những hình dạng khác nhau đã được thêm vào từng chi tiết của thiết kế.

Có thể thấy, Hòa Thân đã rất dụng tâm khi thiết kế dinh thự của mình. Ngoài ra trong khuôn viên của Cung vương phủ còn có tấm bia đá với chữ "phúc" do Khang Hy đề bút. Điều này cho thấy sự kỳ trọng của đế vương đối với tham quan này.

Cũng nhờ có chữ phúc này mà tấm bia trong khuôn viên của biệt phủ Hòa Thân được ca ngợi là đệ nhất phúc tự bia. Phía sau tấm bia này là cả muột hoa viên rộng lớn trải dài với diện tích lên tới 60.000 mét vuông.

Nín thở trước căn nhà xa hoa đệ nhất thế giới đến cả cự phú số một cũng chẳng mua được - Ảnh 6.

Nơi ở của Hòa Thân lúc đó về cơ bản có thể so sánh với Cố Cung, điều này cho thấy tham quan này quả thực vô cùng giàu có. Bên trong dinh thự Cung vương phủ có rất tứ hợp viện, tất cả các cửa ra vào và cửa sổ đều được sơn son, và phần mái đều sử dụng ngói lưu ly xanh lá, thế hiện thân phận khác thường của toàn bộ biệt phủ.

Hậu hoa viên còn có một tòa Phật lầu, bên trong thờ phụng tượng Phật Thích Ca, linh đường được bài trí vô cùng nguy nga lộng lẫy. Phía giữa trục trung tâm là cổng Đại Pháp Hải Viên, được thiết kế mô phỏng theo thiết kế của Viên minh viên nổi tiếng Bắc Kinh thời Khang Hy (vườn của vạn vườn) nhưng mang phong cách phương Tây.

Điều đáng giá nhất không chỉ là vật liệu xây dựng xa xỉ, sự huyền bí trong phong cách chạm khắc và sự quý giá từ những bức tranh thư pháp cổ điển trong bộ sưu tập , mà hầu hết các đồ vật trong Cung vương phủ đều được làm từ gỗ Măn (gỗ Măng Bầu, xuất xứ từ Tứ Xuyên, rất cứng và giá trị vô cùng cao) sang trọng.

Đây là một loại gỗ vô cùng quý hiếm ở thời cổ đại và nó thường được sử dụng để chế tác ra ghế rồng của vua và toàn bộ dùng trong cung điện. Sự xa hoa của biệt phủ Hòa Thân thực sự khiến chúng ta phải nín thở. Cho dù là một cái cột trong dinh thự này cũng đáng giá 2,4 tỷ NDT (khoảng hơn 8.500 tỷ đồng)

Nằm trên một vị trí long mạch đắc địa, phong thủy tuyệt vời

Nín thở trước căn nhà xa hoa đệ nhất thế giới đến cả cự phú số một cũng chẳng mua được - Ảnh 8.

Nói về phong thủy, nếu Tử Cấm Thành đứng thứ nhất, thì Cung vương phủ ở vị trí thứ hai. Phong thủy của khu hợp nhất này vô cùng tốt, nằm ở khu xung quanh có long thủy uốn lượn quanh, nước chỉ chảy vào mà không chảy ra, ngụ ý tài lộc vào như nước.

Về mặt phong thủy và lựa chọn địa điểm, không thể không công nhận Hòa Thân đã có sự nỗ lực ngâm cứu phi thường. Với thân phận của mình khi đó, Hòa Thân hoàn toàn có thể được Càn Long chấp nhận cho phép lựa chọn một địa điểm trong Tử Cấm Thành, miễn không phải trong cung điện Cố Cung.

Bởi vậy, nói về phong thủy, nếu Tử Cấm Thành đứng thứ nhất, thì Cung vương phủ ở vị trí thứ hai. Phong thủy của khu hợp nhất này vô cùng tốt, nằm ở khu xung quanh có long thủy uốn lượn quanh, nước chỉ chảy vào mà không chảy ra, ngụ ý tài lộc vào như nước.

Điều quan trọng nhất là nước trong gian hồ ở hậu hoa viên của biệt phủ không phải nước bình thường, nguồn của nó là từ nguồn nước hoàng gia, hồ Ngọc Tuyền. Và dòng nước có long khí này tới khu vực Cung vương phủ cũng chảy vào mà không chảy ra. Điều này có thể cho thấy sự đặc biệt về phong thủy của biệt phủ Hòa Thân và sự sủng ái của hoàng đế giành cho tham quan này.

Nín thở trước căn nhà xa hoa đệ nhất thế giới đến cả cự phú số một cũng chẳng mua được - Ảnh 10.

Điều quan trọng nhất là nước trong gian hồ ở hậu hoa viên của biệt phủ không phải nước bình thường, nguồn của nó là từ nguồn nước hoàng gia, hồ Ngọc Tuyền.

Biệt phủ đổi qua nhiều đời chủ nhân, thậm chí còn bị đem ra bán đấu giá, nhưng không một tỉ phú nào trên thế giới có đủ khả năng để mua nó

Sau khi Hòa Thân bị soát nhà , người em trai được hoàng đế Gia Khánh yêu thương nhất đã lấy lại biệt phủ này từ huynh trưởng, và biệt phủ này từ đó trở thành Cung thân vương phủ.

Cung vương phủ trước sau đã qua ba đời chủ. Cái tên Cung vương phủ xuất phát từ vị hoàng đệ ruột thịt của Hàm Phong đế (hoàng đế thứ 9 của nhà Thanh) là Cung thân vương Dịch Hân - Ái Tân Giác La, hiệu Nhạc đạo Đường Chủ nhân, là một trong 12 Thiết mạo vương và chính khách quan trọng trong thời kỳ cuối của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi Đạo Quang hoàng đế chết, dòng dõi các con cháu của Cung thân vương cũng suy yếu dần, cùng với sự suy tàn của hoàng thất nhà Thanh, số phận của dinh thự Cung thân vương cũng gặp nhiều rắc rối.

Nín thở trước căn nhà xa hoa đệ nhất thế giới đến cả cự phú số một cũng chẳng mua được - Ảnh 11.

Biệt phủ bao gồm hơn 1.000 phòng và một khu vườn phía sau rộng lớn, trong đó có rất nhiều đồ cổ, thư pháp và hội họa, cùng một bộ sưu tập đồ cổ vật văn hóa và giải trí có giá trị cao. Đó là lý do vì sao mà căn biệt phủ này được coi là đệ nhất hào trạch ở Trung Quốc, không một tỉ phú nào trên thế giới có đủ khả năng để mua nó.

Sau khi Phổ Nghi tuyên bố thoái vị, hậu duệ của Cung thân vương vẫn luôn sống ở trong Cung thân vương phủ. Cùng với sự suy tàn của hoàng triều, họ liền đem bán biệt phủ ra ngoài. Sự việc này đã dẫn đến một số lượng lớn các phi vụ mua lại của các nhà buôn đồ cổ Nhật Bản.

Ngay cả khi Cung vương phủ bị thế chấp sau đó, thì bản thiết kế của căn biệt phủ này cũng đã cho thấy diện tích của nó đã được mở rộng lên hơn 130 mẫu đất, tương đương gần 87.000m2.

Biệt phủ bao gồm hơn 1.000 phòng và một khu vườn phía sau rộng lớn, trong đó có rất nhiều đồ cổ, thư pháp và hội họa, cùng một bộ sưu tập đồ cổ vật văn hóa và giải trí có giá trị cao.

Đó là lý do vì sao mà căn biệt phủ này được coi là đệ nhất hào trạch ở Trung Quốc, không một tỉ phú nào trên thế giới có đủ khả năng để mua nó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại