Vụ đầu độc 'hoàng đế đần' và hoàng hậu lẳng lơ bậc nhất Trung Quốc: Âm mưu hạ sát bằng chất cấm và vàng!

Diệu Thúy |

Hoàng đế, hoàng hậu và thái tử đều là nạn nhân của mưu đồ đầu độc với 3 loại độc dược khác nhau.

Đầu độc là phương thức giết người phổ biến dưới thời cổ đại , nhiều vụ hoàng đế, quý tộc hay thê thiếp bị đầu độc bí ẩn nhất lịch sử, tới nay đã được giới khoa học tìm lời giải đáp.

Trong series "3 vụ đầu độc bí ẩn nhất lịch sử Trung Quốc", hãy cùng nhìn lại những chất độc lạ, phương pháp khó tin và loạt tình tiết bất ngờ trong các vụ đầu độc nức tiếng Trung Hoa cổ đại!

Vụ đầu độc hoàng đế đần và hoàng hậu lẳng lơ bậc nhất Trung Quốc: Âm mưu hạ sát bằng chất cấm và vàng! - Ảnh 2.

Tư Mã Trung, hay Tần Huệ Đế, là hoàng đế thứ hai của triều đại Tây Tấn. Ông được dân gian gắn với biệt danh đáng xấu hổ, "hoàng đế đần" (白痴皇帝).

Tương truyền rằng, có một năm hạn hán đói kém, dân chúng không có lương thực để ăn, nhiều người chết đói, Tư Mã Trung bèn hỏi: "Tại sao không ăn cháo thịt?", câu nói ngây ngô này khiến người dân coi thường, cười cợt vị thiên tử Tây Tấn là kém cỏi, ngớ ngẩn.

Vụ đầu độc hoàng đế đần và hoàng hậu lẳng lơ bậc nhất Trung Quốc: Âm mưu hạ sát bằng chất cấm và vàng! - Ảnh 3.

"Hoàng đế đần" Tư Mã Trung được khắc họa trong phim ảnh. Ảnh: Sohu

Khi Tư Mã Trung được 15 tuổi, phụ thân ông là Hoàng đế Tư Mã Viêm gả Giả Nam Phong - con gái lớn của quan thượng thư Giả Sung - cho ông. Theo cuốn "Tần Thư – Huệ Giả hoàng hậu truyền kì": "Giả thị vừa đen vừa lùn, vô cùng xấu xí, không những vậy tính tình còn lẳng lơ và độc ác."

Thái tử bị đầu độc bằng "chất cấm"

Sau khi thành hôn, Hoàng hậu Giả Nam Phong mãi chưa có con nên con trai của thê thiếp Tư Mã Trung là Tư Mã Duật, được phong làm thái tử. Sau khi hoàng hậu sinh hạ được một đứa con, bà lập tức xúi giục vị "hoàng đế đần" phế bỏ Tư Mã Duật, còn cùng người tình là thái y Linh Thừa Chí bày kế giết thái tử.

Thái y Linh Thừa Chí vốn là một chuyên gia về độc dược, ông đã sử dụng quả bã đậu để chế tạo ra "viên thuốc mơ bã đậu" và lệnh cho thuộc hạ của mình mang nó đến hạ độc Thái tử Tư Mã Duật.

Vụ đầu độc hoàng đế đần và hoàng hậu lẳng lơ bậc nhất Trung Quốc: Âm mưu hạ sát bằng chất cấm và vàng! - Ảnh 4.

Chân dung Hoàng hậu Giả Nam Phong xấu xí, độc ác, lập mưu cùng người tình giết hại con chồng. Ảnh: Sohu

Thuốc độc làm từ cây bã đậu (tên khoa học: Croton tiglium) có "độc tính rất cao". Đây là một trong những chất độc phổ biến thời cổ đại, bị liệt vào danh sách cấm mua bán tùy tiện của thời nhà Nguyên sau này.

Về dược lý, toàn bộ cây bã đậu đều độc, trong đó hạt là độc nhất. Độc tính sẽ gây buồn nôn, nôn mửa, nóng rát ở hệ tiêu hóa, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, có máu trong phân, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, hôn mê, co giật và cuối cùng là tử vong do suy hô hấp.

Thái tử Tư Mã Duật sớm đã phòng bị từ lâu, luôn sợ người ta hạ độc nên ngày nào cũng tự tay nấu nướng. Tay sai của thái y mang thuốc tới mà không thấy Thái tử Tư Mã Duật uống đã lợi dụng lúc thái tử vào nhà vệ sinh và dùng chày giã thuốc đánh chết, khi đó Tư Mã Duật mới 22 tuổi.

"Cái chết vàng" của hoàng hậu lẳng lơ

Sau vụ đầu độc thái tử, kẻ chủ mưu là Hoàng hậu Giả Nam Phong không lâu sau cũng nhận lấy "quả báo". Theo "Cuộc nổi loạn của bát vương", phe đối lập triều đình vì phẫn nộ với hành vi của hoàng hậu đã ép bà uống rượu Kim Tiết - một loại rượu ngâm mảnh vụn vàng.

Vụ đầu độc hoàng đế đần và hoàng hậu lẳng lơ bậc nhất Trung Quốc: Âm mưu hạ sát bằng chất cấm và vàng! - Ảnh 6.

Mảnh vàng vụn. Hình ảnh: Baidu

Vàng vụn nếu sử dụng ít thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây ra độc cấp tính do tinh thể vàng kết hợp với protein trong hệ miễn dịch khiến cấu trúc protein thay đổi.

Sau khi uống Kim Tiết ít lâu, hoàng hậu tất nhiên cũng không tránh được số phận bi thảm!

"Nuốt vàng" thực tế là phương pháp phổ biến để người xưa tự sát hoặc hoàng đế dùng để ban chết. Con người sẽ không chết ngay sau khi uống rượu có chứa vụn vàng, mà sẽ chết dần chết mòn trong đau đớn tột cùng và còn thảm hơn cả việc uống rượu độc.

Cái chết bí ẩn của "hoàng đế đần"

Còn Hoàng đế Tư Mã Trung được vị chư hầu vùng Đông Hải - Tư Mã Việt đón về cố đô Lạc Dương thăm thú, nhưng nửa năm sau vua cũng băng hà. Tư Mã Trung rốt cuộc đã chết như thế nào? Câu trả lời được ghi trong sử sách rất đơn giản, chỉ có bốn chữ "ăn bánh trúng độc".

Vụ đầu độc hoàng đế đần và hoàng hậu lẳng lơ bậc nhất Trung Quốc: Âm mưu hạ sát bằng chất cấm và vàng! - Ảnh 8.

Đông Hải Vương Tư Mã Việt. Hình ảnh: Baidu

Khi Tư Mã Trung bị giết, chất độc đã được bỏ vào thức ăn. Tuy nhiên đến nay vẫn không ai tìm ra được chất độc trong đó là gì. Người ta chỉ nghi ngờ kẻ thực hiện thủ đoạn này chính là Đông Hải Vương Tư Mã Việt.

Thủ đoạn hạ độc thức ăn trở nên phổ biến sau thời Hoàng đế Tư Mã Trung, bởi vậy mà sau này hoàng thất mới ưa dùng các dụng cụ thử độc như "dĩa bạc" - bạc biến màu mà đồ ăn có độc. Cẩn trọng hơn thì trước khi thiên tử động đũa, các thái giám, thái y hoặc thần tử hầu cận sẽ phải nếm thử thức ăn, thử độc trước tiên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại