180 ngày sau quyết định trang bị tên lửa Spike cho AH-64 Apache, QĐ Mỹ đã tính "lật kèo"?

Hoài Giang |

Theo Lục quân Mỹ, việc lựa chọn tên lửa Spike NLOS cho AH-64 Apache chỉ là "giải pháp tình thế" trước một kế hoạch tham vọng trong tương lai gần.

Lục quân Mỹ quyết "chơi lớn", tên lửa Spike NLOS chỉ là tạm thời?

Vào năm 2019, Lục quân Mỹ đã thử nghiệm tên lửa tấn công mục tiêu ngoài tầm nhìn (Non Line Of Sight - NLOS) do Công ty Rafael của Israel sản xuất trên trực thăng AH-64 Apache ở nước ngoài và trong lãnh thổ Mỹ.

Kết quả ấn tượng của các thử nghiệm dẫn đến quyết định mua một số lượng chưa xác định để sử dụng trước khi lựa chọn một "giải pháp lâu dài".

Mới đây, tạp chí Defense News dẫn nguồn Đại tá Matthew Isaacson, người đứng đầu bộ phận hiện đại hóa Lục quân Mỹ cho biết các chuyến bay nhằm khai hỏa thử nghiệm các nguyên mẫu tên lửa chống tăng tầm xa sẽ được tiến hành trong thời gian tới.

180 ngày sau quyết định trang bị tên lửa Spike cho AH-64 Apache, QĐ Mỹ đã tính lật kèo? - Ảnh 1.

Lục quân Mỹ đã thử nghiệm khai hỏa Spike NLOS trên một trực thăng tấn công AH-64 Apache tại Trung tâm thử nghiệm Yuma, Arizona vào ngày 26/8/2019 (Nguồn: Lục quân Mỹ).

Tên lửa được lựa chọn sau các thử nghiệm sẽ có thể được trang bị cho các trực thăng vũ trang tương lai của lực lượng này.

Tuyên bố nói trên đồng thời xác nhận việc Lục quân Mỹ lựa chọn Spike của Israel vào đầu năm 2020 chỉ là "một giải pháp tạm thời trong phân khúc thị trường có nhiều lựa chọn khác".

Đại tá Matthew Isaacson nhấn mạnh: "Lục quân chưa chính thức đưa ra lựa chọn về tên lửa chống tăng tầm xa. Nếu đó là Spike, hoặc một cái gì đó khác biệt, chúng tôi có đủ thời gian để thực hiện một hoặc nhiều thử nghiệm trong vài năm tới để đưa ra thông báo cuối cùng".

Một cuộc thử nghiệm tên lửa Spike NLOS

Tham vọng của Lục quân Mỹ?

Lục quân Mỹ đang có kế hoạch xây dựng một lực lượng yểm trợ đường không tương lai cho các hoạt động quân sự trên mặt đất vào đầu những năm 2030.

Đây là một giải pháp tổng thể bao gồm các trực thăng có người lái, máy bay không người lái (UAV) chiến thuật và tên lửa chống tăng tầm xa được kết nối với nhau trên chiến trường bằng công nghệ.

Nhận xét về tên lửa chống tăng tầm xa, Đại tá Isaacson cũng cho biết thêm rằng có một số nhà sản xuất có năng lực có thể đáp ứng nhu cầu của Lục quân Mỹ trong tương lai.

180 ngày sau quyết định trang bị tên lửa Spike cho AH-64 Apache, QĐ Mỹ đã tính lật kèo? - Ảnh 4.

Tuyên bố của Lục quân Mỹ có tạo điều kiện cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ như Raytheon và Lockheed Martin trong việc phát triển thế hệ NLOS mới?

Lục quân Mỹ sẽ cần hoàn thiện đánh giá sơ bộ về lực lượng tương lai trong năm 2023, chính vì vậy họ vẫn còn 3 năm để lựa chọn và đảm bảo vũ khí có thể tương thích với các nền tảng tương lai - những thứ mà theo Isaacson là "còn thiếu một chút về thiết kế cũng là một thử thách".

"Chúng tôi đang xem xét (các nguyên mẫu tên lửa) vượt ra ngoài phạm vi yêu cầu ban đầu của chúng tôi. Lục quân rất hài lòng với tầm bắn 30 km của Spike và bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trong thử nghiệm tương lai cũng sẽ phải đạt được tầm bắn tương tự và các yêu cầu về tiến độ".

Isaacson cho biết Lục quân có thể sẽ làm việc với các nhà cung cấp thông qua các thỏa thuận nghiên cứu và phát triển.

"Việc thử nghiệm sẽ được tiến hành trên phương tiện khác nhau để chứng minh năng lực của vũ khí tại các địa điểm thử nghiệm nhỏ.

Sau đó, chúng sẽ được thử nghiệm ở cấp lữ đoàn, tiếp theo đó là các thử nghiệm cao cấp hơn cấp cao hơn tại các địa điểm như Khu vực thử nghiệm đánh giá tác chiến chung", Đại tá Isaacson kết luận.

Trực thăng SB-1 Defiant là một trong nhiều nguyên mẫu trực thăng tương lai của Lục quân Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại