Thổ Nhĩ Kỳ tung đòn hiểm, Ai Cập không cứu nổi tướng Haftar: Chiến sự Libya sắp bùng nổ!

Trà Khánh |

Trong một kịch bản tồi tệ nhất, quân của tướng Haftar ba mặt đều sẽ giáp địch sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất việc thiết lập một liên minh quân sự mới ở Bắc Phi.

Al-Masdar news dẫn phân tích của một số chuyên gia quân sự người Nga cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tạo thêm "vây cánh" ở Libya bằng cách lôi kéo các nước trong khu vực vào cuộc chiến này hay ít nhất buộc họ giữ thái độ trung lập.

Cũng theo các chuyên gia Nga, Ankara vừa ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự với một gia có chung đường biên giới với Libya.

Cụ thể, Viện nghiên cứu chính trị Á-Âu (Nga) dẫn một nguồn tin riêng cho biết, Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự toàn diện với Nigeria, quốc gia nằm ở biên giới phía Nam Libya.

Thổ Nhĩ Kỳ tung đòn hiểm, Ai Cập không cứu nổi tướng Haftar: Chiến sự Libya sắp bùng nổ! - Ảnh 1.

Sau Algeria, Nigeria là quốc gia thứ hai trong khu vực đứng về phía GNA trong cuộc đối đầu với Quân đội Quốc gia Libya của tướng Khalifa Haftar. Ảnh: South Front.

Phía Nga chỉ rằng, thỏa thuận trên không khác gì một hiệp ước liên minh quân sự giữa Ankara, Tripoli và Abuja, nó giúp Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng vùng ảnh hưởng trong khu vực các nước Sahel cũng nâng cao vị thế của họ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, mục tiêu chính của Ankara vẫn là có thêm quân để đánh LNA.

Như vậy, sau Algeria, Nigeria là quốc gia thứ hai trong khu vực đứng về phía GNA trong cuộc đối đầu với Quân đội Quốc gia Libya của tướng Khalifa Haftar.

Theo nhà phân tích chính trị Libya, Ismail Bezinka nhận định, "liên minh" với Nigeria giúp Thổ Nhĩ Kỳ đạt được nhiều mục tiêu trong trung và dài hạn:

Một là, Ankara đang từng bước xây dựng vị thế của họ ở châu Phi, thể hiện bản thân là một quốc gia có trách nhiệm với các vấn đề an ninh trong khu vực.

Hai là, bắt đầu kế hoạch loại bỏ ảnh hưởng của Pháp tại các nước Sahel, giải quyết triệt để các mối đe dọa quân sự từ Paris.

Ba là, thông qua sự hỗ trợ của Nigeria, lực lượng GNA cũng như quân Thổ có thể đánh xuống phía Nam Libya, khu vực vốn có trữ lượng dầu mỏ dồi dào, giúp chính phủ Tripoli có thêm tiền để tiếp tục cuộc chiến.

Cũng theo, Bezinka, nhiều khả năng Chad sẽ là quốc gia tiếp theo đồng ý trở thành đồng minh với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến ở Libya.

Trong một kịch bản tồi tệ nhất, quân của tướng Haftar ba mặt đều sẽ giáp địch sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất việc thiết lập một liên minh quân sự mới ở Bắc Phi. Đây là viễn cảnh mà LNA hay đồng minh của họ (Ai Cập, UAE) đều không mong muốn.

Với liên minh này, việc Ai Cập đưa quân vào Libya gần như là hành động vô nghĩa bởi Cairo có dốc toàn lực thì họ cũng không đủ sức đối đầu cùng lúc với hai đối thủ "nặng ký" như Algeria và Nigeria, chứ chưa nói đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại