Hai bộ mặt Pantsir-S1 ở Libya và Syria: Cú tát trời giáng với Nga, thời oai hùng đã hết?

Bảo Lam |

Cú tát trời giáng được thực hiện khi các UAV Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian ngắn đã diệt nhiều tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1, phủ một bóng đen khủng khiếp với CNQP Nga.

Những cuộc chiến tại Trung Đông đã mang tới cơ hội chứng tỏ khả năng của vũ khí Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong thực chiến.

Không may, những mẫu khí tài hiện đại của hai nước lại ở hai bên chiến tuyến, cả tại Syria lẫn Libya. Tuy nhiên, tính hiệu quả của vũ khí do Nga sản xuất ở hai chiến trường này có sự khác nhau khá lớn.

Những kết luận nào có thể được rút ra từ điều đó?

Chiến tranh hiện đại cho thấy rất rõ về vai trò ngày càng tăng của lực lượng không quân không người lái.

Những UAV tự chế "đi thành từng bầy" đã nhiều lần tấn công căn cứ không quân của Nga tại Syria, nơi mà các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir trong thành phần hệ thống phòng không đa lớp, đã chứng tỏ mình rất tốt khi đánh bại chúng.

Trong chiến dịch tiến công nhằm vào những vị trí của phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Idlib, nhiều khí tài chiến đấu của Quân đội Syria (SAA) đã bị tiêu diệt bởi đối phương sử dụng ồ ạt nhiều UAV hạng trung và hạng nặng "Bayraktar TB2" và "TAI Anka".

Bayraktar TB2 là UAV tấn công có khả năng mang các bom và tên lửa chống tăng của Thổ Nhĩ Kỳ do công ty thuộc quyền sở hữu của Selchiuk Bayraktar, con rể của Tổng thống Erdogan chế tạo.

TAI Anka cũng mang được các tên lửa và bom, nhưng nó còn có thể thực hiện thêm những nhiệm vụ trinh sát, quan sát và tuần tiễu trên không.

Tại Idlib, các UAV hoạt động như sau: Quân đội Thổ chặn các cuộc nói chuyện của Quân đội Syria và dùng TAI Anka dẫn hướng tới các mục tiêu cho Bayraktar TB2.

Hai bộ mặt Pantsir-S1 ở Libya và Syria: Cú tát trời giáng với Nga, thời oai hùng đã hết? - Ảnh 2.

UAV Bayraktar TB2

Vì số lượng ít, nên không thể thiết lập được "một bầy drone" thực thụ, nhưng chúng vẫn chứng tỏ mình là vũ khí đáng gờm.

Sau đó, bất ngờ người Syria, nhờ sự trợ giúp của các cố vấn Nga, đã có thể tổ chức được lưới lửa phòng không hiệu quả và bắt đầu bắn rơi các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. "Chiếc nỏ thần" là tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E do Nga sản xuất, có khả năng cùng lúc tấn công tới 24 mục tiêu.

Tại Libya, diễn biến lại trái ngược. Sau sự can thiệp của Ankara vào cuộc chiến khi đứng về Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) khiến lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Haftar đã hứng chịu một loạt những thất bại và bắt đầu rút lui.

Cú tát trời giáng, phủ bóng đen lên CNQP Nga?

Cú tát trời giáng nhằm vào hình ảnh của Nga đã được thực hiện: Các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian ngắn đã tiêu diệt ngay lập tức vài tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1, phủ một bóng đen lên ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Điều này có thể gây thiệt hại nào đó cho các tổ hợp phòng không của Nga hay không?

Hai bộ mặt Pantsir-S1 ở Libya và Syria: Cú tát trời giáng với Nga, thời oai hùng đã hết? - Ảnh 4.

Một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 bị tiêu diệt ở Libya.

Cần phải hiểu rằng bản thân tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S không phải là liều thuốc chữa bách bệnh. Nó có vô số những điểm mạnh, nhưng cũng không ít điểm yếu, ví dụ như thời gian tái nạp đạn lâu và khả năng phòng vệ của khoang máy móc kém.

Các vị trí của những tổ hợp pháo-tên lửa phòng không này có thể bị phát hiện bởi người Thổ nhờ hệ thống trinh sát điện tử, cũng như, nhiều khả năng, các phương tiện áp chế điện tử cũng được sử dụng để chống lại chúng.

Làm thế nào được, bởi đơn giản đó là những "khoảng trống" của cuộc chiến, nơi mà các đơn vị gần như phi chính quy LNA của tướng Haftar không có cửa để đấu ngang ngửa với quân đội chuyên nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính yếu tố này mang ý nghĩa xác định đối với tính hiệu quả thấp của Pantsir-S1 tại Libya khi đối đầu với các UAV tấn công.

Những kíp chiến đấu điều khiển Pantsir đều là người bản địa, họ không thể tổ chức được hệ thống phòng không bài bản, nhiều tầng nhiều lớp và nhất là học chuyển loại một cách nghiêm túc, khoa học về cách sử dụng tổ hợp phòng không tầm thấp này.

Các tổ hợp này chủ yếu bị tiêu diệt khi toàn bộ cơ số đạn đã bắn hết, trong khi bản thân chúng lại không nhận được sự bảo vệ của những hệ thống khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại