Chiến sự Syria: Vén màn bí ẩn sau sự “án binh bất động” của S-300 và lý do Nga không chặn các cuộc tấn công của Israel vào Syria?

Vũ Thu Hương |

Sự “án binh bất động” của S-300 có thể phản ánh một thỏa thuận đã đạt được giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Theo National Intererest, vào lúc 2h30 ngày 13/4/2019, khoảng một chục tên lửa xé toạc bầu trời đêm của tỉnh Hama, Syria dưới dàn hỏa lực được phóng đi bởi máy bay F-16 của Israel bay qua Lebanon.

Đáp lại, các tên lửa tầm ngắn của Syria được bắn vào bầu trời đêm kéo theo những đám cháy từ động cơ tên lửa. Một hoặc hai tên lửa có thể đã phát nổ giữa không trung sau khi bắn trúng mục tiêu.

Tuy nhiên, giống như những gì đã xảy ra với hơn 200 cuộc không kích khác của Israel nhằm vào các mục tiêu ở Syria, hỏa lực phòng thủ của Syria dường như không khả dĩ trong việc ngăn chặn đối thủ. Các vũ khí của Israel thường nhắm vào ba mục tiêu ở Syria.

Trước hết, đó là cơ sở huấn luyện còn được gọi là "Học viện". Địa điểm thứ hai được cho là nơi cất giữ các bệ phóng tên lửa đất đối không nằm gần bệnh viện Quốc gia Masyaf.

Địa điểm thứ 3 ở Syria trở thành mục tiêu của các đợt tấn công là một cơ sở sản xuất tên lửa thuộc trung tâm nghiên cứu khoa học Syria gần Masyaf, Syria.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tân tiến đất đối không S-300PMU-2 tiên tiến đã được triển khai tới gần Masyaf, Syria.

Năm 2018, Nga đã quyết bán S-300 cho Syria mặc dù đây là điều từ lâu Israel phản đối. Nga quyết thực hiện điều này sau khi một máy bay do thám Il-20 của Nga bị lực lượng phòng không Syria bắn hạ trong khi đang cố gắng giao chiến với các máy bay chiến đấu của Israel.

Về lý thuyết, hệ thống phòng thủ S-300 có thể sử dụng tên lửa 48N6 với tầm bắn tối đa lên tới gần 200km và có thể chặn đứng hoạt động của máy bay Israel qua vùng trời Syria.

Vào tháng 2/2019, các bức ảnh vệ tinh đã tiết lộ ít nhất ba hệ thống S-300 ở Masyaf rõ ràng đang trong tình trạng hoạt động.

Chiến sự Syria: Vén màn bí ẩn sau sự “án binh bất động” của S-300 và lý do Nga không chặn các cuộc tấn công của Israel vào Syria? - Ảnh 2.

Bí ẩn sự im lặng của S-300

Tuy nhiên, S-300 đã không bắn hạ các tên lửa của Israel tấn công vào vùng trời này ngày 13/4. Hỏa lực phòng thủ của Syria hôm 13/4 nhiều khả năng đến từ các hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 hoặc Tor-M2. Khi đó, các nguồn tin nhà nước Syria tuyên bố S-300 vẫn chưa hoàn thành khóa huấn luyện.

Tuy nhiên, sự im lặng của S-300 có thể phản ánh một thỏa thuận đã đạt được giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Sau vụ việc, hai bên đã thống nhất Israel sẽ thông báo cho Nga về các cuộc tấn công 15 phút trước khi tấn công.

Trang web chuyên phân tích tình hình thế giới T-Intelligence cho rằng:

"Thực tế hệ thống phòng thủ SA-20B do Syria vận hành vẫn không hoạt động trong chiến dịch Israel tấn công đêm qua cho thấy việc sử dụng hệ thống tên lửa SAM cần có sự chấp thuận của Nga.

Đúng như dự đoán, Kremlin dường như không muốn tên lửa SAM tấn công vào máy bay của lực lượng Israel nhằm bảo vệ tài sản của Iran".

Tạp chí Debka sau đó báo cáo rằng một "nguồn tin quân sự của Syria" đã tức giận chỉ trích Nga vì cho phép cuộc tấn công diễn ra. "Nga có thể không tán thành các cuộc không kích của Israel vào Syria, nhưng họ sẽ không ngăn chặn vì Moscow hiện đang có thỏa thuận với chính quyền Netanyahu".

Nga và Iran được cho là đang cạnh tranh ảnh hưởng với chính phủ Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad ủng hộ Moscow, nhưng người anh có ảnh hưởng Maher lại có quan hệ mật thiết với Iran.

Nhà bình luận quốc phòng Babak Taghvaee nhận định các máy bay chiến đấu của Israel lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh có tên gọi Rampage và vũ khí này được cho là có thể phóng ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của hệ thống S-300PM2.

Những bí ẩn xung quanh cuộc tấn công của Israel vào Masyaf cùng sự góp mặt của các quốc gia tham gia nội chiến Syria đang làm phức tạp cuộc nội chiến kéo dài của quốc gia Trung Đông này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại