Sống mưu mô, thích chiếm dụng đồ của người khác, khi về già, người đàn ông phải trả giá theo cách khổ hơn chết

Bình Minh |

Những gì người đàn ông phải trải qua có lẽ là thứ mà ông ta không bao giờ nghĩ đến khi thực hiện những việc làm xấu xí của mình.

"Gieo thiện nhân, nhận thiện quả; gieo ác nhân, nhận ác quả" – đây là đạo lý mà từ trước đến nay, người đời vẫn tin tưởng không một chút hoài nghi.

Có thể có người sẽ còn nghi ngờ, bởi trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vẫn gặp một số người làm đủ chuyện xấu xa nhưng vẫn ung dung hưởng lạc cuộc sống nhung lụa. Nhưng ông trời có mắt, không phải là không có quả báo, chỉ là quả báo chưa đến mà thôi.

Trên đời này rốt cuộc có tồn tại cái gọi là nhân quả báo ứng hay không, từ trước đến giờ, có rất nhiều câu chuyện, kể cả là thực tế hay dân gian truyền miệng, đều đã cho chúng ta câu trả lời là có. 

Câu chuyện dưới đây là một trong số đó.

Kỷ Hiểu Lam (một nhân vật có tiếng dưới thời nhà Thanh) có một lô bộc trong nhà, tên là Kỷ Xương. Kỷ Xương vốn mang họ Ngụy nhưng sau theo họ của chủ nên đổi thành họ Kỷ.

Sống mưu mô, thích chiếm dụng đồ của người khác, khi về già, người đàn ông phải trả giá theo cách khổ hơn chết - Ảnh 1.

Kỷ Xương từ nhỏ đã thích đọc sách, thông thuộc thơ ca, viết lách cũng rất giỏi. Chỉ có điều, người này có một tật xấu là rất mưu mô, dường như chẳng có thứ gì là ông ta không tranh thủ chiếm đoạt về cho mình.

Về già, Kỷ Xương mắc một căn bệnh quái ác: Mắt không nhìn thấy gì, tai không nghe thấy gì, miệng nói không nên lời, tứ chi teo tóp. Cả ngày, ông ta ằm trên giường, hệt như một bức tượng, chỉ còn mỗi khả năng hô hấp chứng minh rằng ông là một sinh vật sống.

Người nhà thay phiên nhau cho Kỷ Xương ăn, ông ta chỉ biết nhai rồi nuốt. Mặc dù đã tìm kiếm nhiều danh y song chẳng ai tìm ra bệnh, tất cả đều kết luận "Lục mạch bình hòa, không có một chút gì cho thấy ông ta mắc bệnh."

Cứ như thế, trầy trật nhiều năm, ông ta mới có thể nhắm mắt xuôi tay. Có một lão hòa thượng đức cao vọng trọng nói: 

"Đây gọi là người đã chết mà tâm vẫn sống. Từ xưa đến nay, y học không ghi chép về phương diện này. Kết cục này có thể hiểu là báo ứng mà Kỷ Xương phải trả vì những việc ông ta đã làm."

Sống mưu mô, thích chiếm dụng đồ của người khác, khi về già, người đàn ông phải trả giá theo cách khổ hơn chết - Ảnh 3.

Lời bình

Có thể, một người quá mưu mô, tính toán cũng là trái với lẽ trời. "Thiện ác báo ứng" – chân ly này không hề sai, dù chỉ một chút xíu.

Hành thiện có thể thúc đẩy điều thiện, làm việc thiện có thể sẽ gặp được thiện báo. Khi có cho mình một cái tâm thiện, hướng thiện, lương thiện sẽ trở thành tấm giấy thông hành của chính chúng ta.

Đối xử tử tế, lương thiện với mọi người, đó là cách tốt nhất để mỗi người tích lũy phúc đức và vận may. Sự lương thiện chính là con đường dự phòng cho tất cả mọi người khi không may trong cuộc sống.

Vào những thời điểm mấu chốt, quan trọng, một suy nghĩ về thiện – ác có thể quyết định vạn mệnh trong tương lai của mỗi người.

Con người sống một đời chứ không phải một chốc một lát, sự nhanh chóng trong chốc lát, sự được được mất nhất thời, tất cả chưa nói lên điều gì.

Sự tử tế lương thiện của hôm nay sẽ là phúc báo của ngày mai. Sự ác độc của hôm nay sẽ là bi kịch của ngày mai. Thời gian là một nhà văn vĩ đại, nó sẽ viết ra những đáp án hoàn mỹ nhất.

Vì thế cho nên, mỗi người hãy:

Đối xử với người: Bất luận người khác có lương thiện hay không, bản thân mình phải có lòng lương thiện.

Làm việc: Bất luận người khác làm tốt hay không, bản thân mình phải làm tốt.

Đối nhân xử thế: Bất luận người khác đúng hay sai, bản thân mình phải lựa chọn điều đúng đắn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại