1. Xác định phương hướng
Bất cứ ai cũng có thể sống một cuộc sống mà mình mong muốn, và điểm mấu chốt nằm ở chỗ, chỉ có bạn mới có thể giúp bản thân mình quyết định. Vì thế, mỗi người hãy bớt than thở, oán trách, dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và hành động, tìm được mục tiêu mới có thể tiến về phía trước.
2. Làm cho ai?
Có người nói: "Bi kịch nhất chốn công sở, chính là việc bạn không thể lựa chọn cho mình một ông chủ."
Nếu bạn đang bị lãnh đạo của mình trả lương bất công, ngày nào cũng sống trong cảm xúc tức tối khó chịu, hãy cân nhắc đến việc "cách chức ông ta" trong công việc của mình, tìm một công việc khác phù hợp hơn.
Giá trị của công việc, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về cuộc sống, vật chất ra, nó còn là cách thể hiện sự đánh giá về giá trị xã hội của bản thân. Phần lớn thời gian làm việc đều là động lực thúc đẩy chúng ta sống tốt hơn.
VÌ thế, hãy tổ chức lại công việc, theo đuổi cảm giác thành công trong sự nghiệp, không nên vì một ông chủ không ra gì mà quên mất mục đích thực sự của mình.
Tranh minh họa.
3. Tìm được sự cân bằng
"Giàu" và "nghèo", "bận" và "rảnh" không có ranh giới phân chia rõ ràng tuyệt đối. Có tiền chưa chắc đã giàu, bởi việc có tiền suy cho cùng có nghĩa là gì, mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau.
Con người thường hay cho rằng những người nhiều tiền hơn mình là những người giàu có. Nhưng hãy thử nghĩ một chút: Nếu bây giờ định nghĩa giàu có của bạn là mỗi năm có thể kiếm 1 tỉ đồng, một khi đã đạt được con số này, định nghĩa về có tiền của bạn nhiều khả năng sẽ thay đổi thành mỗi năm 2 tỉ đồng.
Vậy thì, hãy xác định cho rõ mình cần tiền để làm gì, tiền có thể thay đổi cuộc sống của các bạn như thế nào chứ không nên xác định một con số và cố gắng theo đuổi nó bằng mọi giá.
4. Tích lũy tài sản
Tiền bạc không thể mang đến tất cả niềm hạnh phúc nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường không ngừng phát triển như hiện nay, tích lũy tài sản là một giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Quản lý tài chính tốt, chúng ta sẽ được hưởng thụ niềm vui từ sự sinh sôi của tài sản cũng như chất lượng cuộc sống mà tiền bạc mang lại.
5. Kiểm soát dục vọng
Có người cho rằng, việc thỏa mãn dục vọng có thể có được niềm hạnh phúc, ví dụ như mua được một căn biệt thự lớn, mua được xe sang…
Tuy nhiên, tại sao những người đi theo con đường này trên toàn thế giới cuối cùng vẫn không giải quyết được vấn đề hạnh phúc? Bởi dục vọng mãi mãi chạy nhanh hơn cách thỏa mãn dục vọng và dục vọng là thứ không bao giờ có thể thỏa mãn.
6. Quy hoạch cuộc đời
Trong một thế giới thay đổi liên tục như hiện nay, chúng ta khó có thể nắm chắc tương lai. Nhưng một cuộc sống có mục tiêu, có kế hoạch thì chúng ta có thể vui sống mỗi ngày, bởi khi chúng ta đã lên kế hoạch tỉ mỉ cho cuộc đời, chúng ta đã một lần hoàn thành quá trình "tìm chính mình".
Trên con đường theo đuổi lý tưởng của mình, bản thân nó đã là một kiểu hạnh phúc.
7. Quan hệ xã hội
Có các mối quan hệ xã hội, chúng ta không chỉ được giúp đỡ trong việc làm ra của cải vật chất mà quan trọng hơn, chúng ta có người để chia sẻ buồn vui, tiếp thêm động lực trong cuộc sống.
8. Thách thức bản thân
Có lẽ không có tiêu chuẩn cụ thể cho một cuộc đời hạnh phúc, cuộc sống viên mãn. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta duy trì được một trạng thái tâm lý bình tĩnh, lạc quan, có động lực thử thách bản thân thì việc có thể sống một cuộc sống hạnh phúc là chuyện không hề khó.