Trung Quốc phát triển thành công vắc xin ngừa SARS-CoV-2: Bao giờ có thể sản xuất đại trà?

Bảo Lâm |

Theo các chuyên gia, việc sản xuất thành công vắc xin và đi đến thử nghiệm trên người cần rất nhiều thời gian, chưa biết rõ lúc nào có thể sử dụng được.

Tin vui về việc phát triển thành công vắc xin ngừa virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2)

Tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 25/2 đưa tin Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) vừa phát triển thành công vắc xin uống ngừa virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đang lây lan dịch Covid-19 tại nhiều nước.

Giáo sư Huang Jinhai dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã tự uống thử 4 liều và không bị tác dụng phụ nào. Đại học Thiên Tân hiện đang tìm các đối tác phối hợp thử nghiệm lâm sàng và sử dụng rộng rãi.

Trung Quốc phát triển thành công vắc xin ngừa SARS-CoV-2: Bao giờ có thể sản xuất đại trà? - Ảnh 1.

Bất cứ mùa dịch nào cũng có cuộc chạy đua sản xuất vắc xin

Vắc xin uống này dùng nấm men Saccharomyces cerevisiae (thường gọi là men bánh mì và dùng trong lên men bánh mì, rượu, bia) làm chất dẫn và protein gai của virus Corona để sản xuất kháng thể chống Covid – 19. Vắc xin uống sử dụng chất saccharomyces cerevisiae dùng trong thực phẩm cùng với protein tăng đột biến của virus Covid-19 làm mục tiêu nhằm sinh kháng thể chống lại mầm bệnh, thông báo của Đại học Thiên Tân cho hay.

Chuyên đề: Chuyên Gia Nói về Covid-19, độc quyền và tin cậy chỉ có trên mạng xã hội Lotus.vn , giúp bạn có kiến thức chuẩn mực, thái độ bình tĩnh để phòng chống dịch Covid-19.

Tải apps Lotus để có lá chắn vững chắc, mạnh mẽ chống lại Covid-19, bấm vào đây.

Trước thông tin việc sản xuất vắc xin thành công, nhiều chuyên gia về y tế dự phòng tại Việt Nam cho rằng đây là tin vui và nên chờ đợi.

Trong khi chờ đợi vắc xin, đừng lơ là các giải pháp phòng bệnh

Trước sức lây lan của dịch Covid – 19, PGS TS Trần Đắc Phu cho biết việc sản xuất vắc xin đã được các chuyên gia nhiều nơi nghiên cứu từ đầu mùa dịch. Một số nơi các nhà nghiên cứu còn chạy "marathon" để có thể phân lập được virus nhanh nhất hướng tới sản xuất vắc xin. Nhưng từ khi sản xuất đến khi có thể sử dụng được vắc xin cần rất nhiều thời gian. Chính vì thế, người dân không nên trông chờ vào vắc xin mà bỏ qua các khâu phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh tay chân. Vệ sinh lau chùi nhà cửa, hạn chế tập trung nơi đông người. Đây vẫn đang là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Theo TS Nguyễn Lê Khánh Hằng – Viện vệ sinh Dịch tễ trung ương, khi nói sản xuất thành công là các nhà khoa học mới chỉ tạo ra chủng sau đó còn trải qua các bước thử nghiệm đánh giá.

Các bước thử nghiệm bao gồm thử nghiệm trên động vật nhỏ, động vật lớn rồi mới đến thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng trải qua ba giai đoạn, giai đoạn thử nghiệm trên số lượng ít người, giai đoạn 2 số người thử nghiệm quy mô lớn hơn và đến giai đoạn sau là thử nghiệm với số lượng người lớn và trong nhiều khu vực địa lý khác nhau. Những công đoạn này cần rất nhiều thời gian trong tương lai.

PGS Nguyễn Hữu Đức – nguyên Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cũng chia sẻ bất cứ vụ dịch nào từ dịch SARS 2003, dịch Mers Cov xảy ra người ta đều hướng ngay đến việc tìm ra vắc xin để phòng bệnh nhưng tới nay tất cả các loại vắc xin phòng dịch bệnh này đều chưa có. Vắc xin SARS sau 17 năm vẫn chỉ trong phòng nghiên cứu.

Trung Quốc phát triển thành công vắc xin ngừa SARS-CoV-2: Bao giờ có thể sản xuất đại trà? - Ảnh 4.

Để đưa vắc xin dùng cho người cần rất nhiều thời gian và qua các bước thử nghiệm

Với việc gấp rút sản xuất vắc xin ngừa chủng mới của virus Corona lần này, PGS Đức cho rằng nếu thực sự nỗ lực thì nhanh nhất cũng phải mất 1 năm nữa mới có thể đưa vào sử dụng cho người được.

Quy trình sản xuất và sử dụng vắc xin vô cùng chặt chẽ không phải vì dịch lan rộng mà sẽ cho sử dụng sai quy trình. Một vắc xin hay thuốc từ khi nghiên cứu trong ống nghiệm sau đó sử dụng thử nghiệm trên tế bào, trên động vật và trên người. Trên người mất nhiều thời gian nhất vì còn đánh giá về tính hiệu quả và tính an toàn trong đó tính an toàn phải đặt lên hàng đầu.

PGS Đức cho biết việc người dân đặt hi vọng vào việc sắp có vắc xin phòng virus Sars –Cov–2 nhưng chúng ta phải hiểu đây là vấn đề của tương lai còn hiện tại vẫn phải tự phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

   
        Trung Quốc phát triển thành công vắc xin ngừa SARS-CoV-2: Bao giờ có thể sản xuất đại trà? - Ảnh 5.    
   

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại