Xuất khẩu lao dốc không ngờ vào thời điểm trọng yếu, Trung Quốc lo sốt vó trước "giờ G"

Hải Võ |

Các chỉ số kinh tế được Bắc Kinh công bố một tuần trước khi đợt thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc chính thức có hiệu lực vào ngày 15/12 tới.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 4 tháng liên tiếp

Bloomberg cho hay, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm một cách bất ngờ trong tháng 11 là một trong số nguyên nhân Trung Quốc muốn nhanh chóng đạt được thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" với Mỹ. Thuế quan của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm tổn hại lĩnh vực khuất khẩu của Trung Quốc, trong khi nhu cầu thế giới suy giảm.

Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc công bố hồi cuối tuần qua, tổng quy mô xuất của Trung Quốc trong tháng 11 giảm 1.1% so với cùng kỳ năm 2018 - đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp sụt giảm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ giảm 23%. Đây là chỉ số xuất khẩu tồi tệ nhất của Trung Quốc đối với Mỹ kể từ tháng 2/2019, và đánh dấu tháng sụt giảm thứ 12 liên tiếp.

Sự sụt giảm này nằm ngoài dự kiến của Bloomberg, với đánh giá trước đó cho rằng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 sẽ tăng trưởng khoảng 0.8% do đây là thời gian mà các nhà bán lẻ và doanh nghiệp tập trung thu gom hàng hóa quy mô lớn để sẵn sàng cho kỳ mua sắm lớn trong dịp Giáng sinh.

Cuộc đối đầu thuế quan kéo dài 18 tháng giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm tổn hại cả hai nền kinh tế, khiến các công ty Trung Quốc và nông dân Mỹ giảm trao đổi thương mại đáng kể.

Sau khi hai nước đồng ý đàm phán thỏa thuận "giai đoạn 1" hồi tháng 10, đã có những hy vọng được nhóm lên về khả năng tiến tới một giải pháp nhanh chóng, ít nhất là đối với một số vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã diễn ra dai dẳng và ngay cả khi một số thuế quan của hai bên được dỡ bỏ, Mỹ-Trung vẫn sẽ chịu thiệt hại nhiều về kinh tế so với khi không có xung đột thương mại.

"Nhu cầu toàn cầu yếu, đặc biệt từ một số đối tác thương mại chủ chốt như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, đã tác động đến tăng trưởng xuất khẩu", đồng thời đồng nhân dân tệ mất giá trong tháng 11 cũng làm giảm giá trị xuất khẩu (tính theo đồng USD) - Wang Youxin, nhà nghiên cứu tại Viện tài chính quốc tế thuộc Ngân hàng Trung Quốc.

"Hãy nhìn về phía trước, xuất khẩu phụ thuộc vào tiến triển của đàm phán thương mại. Nếu thỏa thuận giai đoạn một đạt được thì sẽ có những nhượng bộ về thuế quan, các công ty có thể tự tin hơn và xuất khẩu có thể tăng lên."

Xuất khẩu lao dốc không ngờ vào thời điểm trọng yếu, Trung Quốc lo sốt vó trước giờ G - Ảnh 2.

Xuất khẩu Trung Quốc đánh dấu tháng sụt giảm thứ 4 liên tiếp trong tháng 11 (Ảnh: Xinhua)

Thỏa thuận có đạt được trước "giờ G"?

Những tín hiệu mới nhất cho thấy các nhà đàm phán Mỹ-Trung đang tiến gần hơn đến thỏa thuận, bất chấp song phương vẫn trao cho nhau những phát ngôn gay gắt xoay quanh vấn đề Hồng Kông và Tân Cương.

Phía Mỹ kỳ vọng thỏa thuận giai đoạn 1 có thể hoàn thành trước kỳ hạn thuế quan sắp tới là ngày 15/12 - thời điểm Mỹ sẽ áp thêm mức thuế bổ sung 15% đối với khoảng 156 tỉ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc.

Thuế quan mới - đánh vào những sản phẩm như smartphone và máy tính - chắc chắn sẽ làm tổn hại hơn nữa xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi người tiêu dùng Mỹ phải chịu đựng giá cả leo thang.

Bên cạnh tín hiệu xấu về xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 bất ngờ đạt tăng trưởng 0.3% so với cùng kỳ, đánh dấu kỳ tăng trưởng đầu tiên kể từ tháng 4, và tốt hơn so với dự đoán sụt giảm 1.8% mà các nhà kinh tế học đưa ra.

Theo Larry Hu, người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc thuộc Macquarie Securities (Hồng Kông), sự phục hồi trong nhập khẩu của Trung Quốc cho thấy có sự ổn định ngắn hạn ở nền kinh tế Trung Quốc.

Sự tăng trưởng này có sự đóng góp của 2.7% gia tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ - được cho là có liên quan đến các hợp đồng thu mua nông sản "thiện chí" mà Trung Quốc thực hiện, nhằm xúc tiến thỏa thuận thương mại.

Giá trị nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đã tăng 41% so với 1 năm trước đó, dù Bắc Kinh không công bố chi tiết các quốc gia bán mặt hàng này cho Trung Quốc.

Số liệu của Trung Quốc công bố hôm mùng 8 cho thấy cán cân thương mại của nước này trong tháng 11 đạt 38.73 tỉ USD, giảm so với mức 42.91 tỉ USD của tháng 10 và thấp hơn so với mức dự đoán 44.3 tỉ USD của các chuyên gia.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) chỉ ra, dù Mỹ và Trung Quốc có thỏa thuận thành công để tránh được đợt thuế quan ngày 15/12 tới hoặc dỡ bỏ các thuế quan khác, thì rất nhiều doanh nghiệp đã thay đổi phương hướng vận hành của họ.

"Chúng tôi lo ngại rằng [đàm phán thương mại] càng dai dẳng thì càng khó khăn để lôi kéo khách hàng trở lại," chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Thượng Hải ông Ker Gibbs nói. "Bởi vì trong khi Mỹ không làm việc với những đối tác 'chung chí hướng', thì Trung Quốc đã quay sang những nhà cung cấp từ châu Âu và Nhật Bản."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại