"Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ" và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau "quyết định thảm họa"

Terry F. Buss, PhD - Tất Đạt chuyển ngữ |

Sau khi thực hiện lời hứa đưa ra lúc tranh cử, ông Trump đã vấp phải vô số sự công kích gay gắt từ chính những người ủng hộ mình.

Gần đây, tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút toàn bộ 1.000 lính Mỹ còn lại ở miền bắc Syria.

Hành động này đã bị nhiều chuyên gia đánh giá là một trong những quyết định đối ngoại tồi tệ nhất của Mỹ, sánh ngang với việc ông Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); hoặc việc ông Barack Obama quyết định củng cố sức mạnh của Iran ở Trung Đông, dẫn tới những mâu thuẫn mới hoặc làm nóng lại những mâu thuẫn cũ tại Syria, Iraq, Yemen, Lebanon, Israel và chưa kể tới sự hình thành của IS; và cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 của ông George W. Bush với Iraq.

Hồi tranh cử tổng thống, ông Trump đã cam kết sẽ rút Mỹ khỏi "cuộc chiến bất tận" ở các khu vực Trung Đông, cụ thể là tại các nước Afghanistan, Iraq, Yemen, Libya, Lebanon, Israel và Syria - nơi những người tiền nhiệm của ông Trump đã điều lính Mỹ tới. Syria đang bước vào năm thứ 8 của cuộc nội chiến, còn Afghanistan là năm thứ 19!

Rút lính Mỹ khỏi Syria là một trong những lời hứa của ông Trump khi còn tranh cử.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 1.

Cuộc chiến tại Trung Đông tiêu tốn của Mỹ hàng trăm tỉ USD. Ảnh: New York Times

Hãy nhớ rằng ông Trump, cũng như ông Obama trước đây, rất mong mỏi kết thúc cuộc chiến tranh Trung Đông để Mỹ có thể chuyển mũi nhọn sang Đông Nam Á, với mục đích cải thiện và mở rộng mối quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh đối với các quốc gia thân thiện ở khu vực này, và để đối phó với Trung Quốc.

Cùng lúc đó, người Mỹ cũng đã quá mệt mỏi đối với các cuộc chiến tranh không hồi kết nhưng đem lại ít hiệu quả, tiêu tốn hàng nghìn tỉ USD, khiến hàng triệu người thiệt mạng và làm hàng triệu người khác mất nhà cửa.

Một số nhà phê bình nói rằng ông Obama và ông Trump đã đánh mất quyền kiểm soát Syria và Trung Đông vào tay của Nga và Iran - và thông qua đó - giảm ảnh hưởng khu vực đối với các đồng minh truyền thống là Israel, Ai Cập và Ả Rập Saudi. Kết quả là: ngày càng có nhiều khủng hoảng hơn.

Tuy nhiên, sự mâu thuẫn vẫn còn đó. Ngay khi lính Mỹ rút khỏi Syria như lời cam kết, ông Trump lại gửi hàng nghìn lính tới Ả Rập Saudi.

Tuy vậy, đối với các nhà phê bình - ví dụ ở trên trang National Review - thì hành động của ông Trump tại Syria được cho là một trong những động thái thiếu chuyên nghiệp, bất hợp lí, thất sách, tự hủy hoại nhất mà họ có thể nghĩ tới.

Dưới đây tôi sẽ nói về việc ông Trump rút lui lính Mỹ khỏi Syria và hệ quả của nó. Sự khôn ngoan của ông Trump khi thực hiện chính sách này sẽ được bàn ở bài sau.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 2.

Ông Trump đối thoại với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào ngày 6/10. Ông Erdogan nói rằng ông đang dự kiến tấn công miền bắc Syria. Ông Trump thông báo rút lui 1.000 lính Đặc nhiệm Mỹ khỏi miền bắc Syria, rõ ràng nhằm tránh bị mắc kẹt giữa cuộc chiến giữa quân Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd.

Khi các cuộc chiến ngày càng dữ dội hơn, ông Trump gửi một lá thư cho ông Erdogan vào ngày 9/10, cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không được phép tiếp tục tấn công các chiến binh người Kurd hoặc sẽ phải đối diện với một loạt cấm vận kinh tế và trì hoãn đàm phán thương mại trị giá hàng tỉ USD. Thông qua Twitter, ông Trump đe dọa sẽ "xóa sổ" nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Erdogan phớt lờ các cảnh báo này. Một phát ngôn viên của Thổ Nhĩ Kỳ nói họ đã ném bức thư đe dọa của ông Trump vào sọt rác, và ông Erdogan sẽ không bao giờ quên lá thư bất lịch sự ấy.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 3.

Xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới Syria. Ảnh: AP

Ngày 10/10, Mỹ cùng Nga chặn quyết định lên án chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. EU và các nước khác ủng hộ nghị quyết này.

Ông Trump chính thức ra lệnh cho lính Mỹ rời khỏi Syria vào ngày 13/10.

Ông Trump điều Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Ankara vào ngày 17/10 để đàm phán một lệnh đình chiến 5 ngày với ông Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd tuân thủ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đây không phải là "đình chiến", mà chỉ là "tạm ngừng bắn".

Ngày 20/10, quân đội người Kurd cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn đường rút lui của họ. Ông Erdogan tuyên bố ông muốn "hủy diệt" người Kurd.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 4.

Theo NYTimes, ông Trump tuyên bố rút lính Mỹ khỏi Syria ngay lập tức sau cuộc gọi với ông Erdogan. Ông Trump có vẻ đã đưa ra quyết định "một cách bản năng" mà không thông qua các cố vấn và người ủng hộ.

Ông Trump đã không thông báo tới những người làm chính sách ở Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các cố vấn Nhà Trắng; những người ủng hộ then chốt tại Hạ viện và Thượng viện; những nhà bình luận truyền thông thường bảo vệ ông Trump; và các đồng minh, đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU), những quốc gia có lợi ích then chốt tại khu vực; và chưa kể tới lực lượng kháng chiến người Kurd, những người có vai trò tối quan trọng trong cuộc chiến tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.

Ông Trump hứng chịu "cơn bão chỉ trích" ngay sau đó.

Công bằng mà nói, ông Trump đã phát đi tín hiệu - dù chỉ là gián tiếp - về ý định rút quân Mỹ khỏi Syria bằng cách sa thải Cố vấn An ninh Quốc gia (NSA) H. R. McMaster vào tháng 3/2018; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis vào tháng 1/2019; và thay thế ông John Bolton vào tháng 9/2019. Cả 3 nhân vật này đều cảnh báo ông Trump về hậu quả của việc để Syria rơi vào tầm ảnh hưởng của Syria và Nga, cũng như việc bỏ rơi người Kurd.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 5.

Ông Trump hứng chịu chỉ trích vì rút lính Mỹ khỏi Syria. Ảnh: USA Today

Bên cạnh đó, ông Trump cũng đã gọi điện cho ông Erdogan vào tháng 12/2018 để thông báo rằng ông sẽ rút quân Mỹ khỏi Syria, và "bằng một cách thần kì" thu hồi lại thông báo về việc một số lính Mỹ ở lại. Truyền thông cũng quên mất rằng ông Trump đã ban hành một tài liệu vào năm 2018 với nội dung về an ninh quốc gia Mỹ tại Trung Đông.

Cũng cần lưu ý rằng ông Erdogan chưa bao giờ giấu tham vọng của mình. Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm miền bắc Syria 2 lần, năm 2016 và năm 2018, trong nỗ lực nhằm thuyết phục ông Obama và ông Trump rút quân Mỹ khỏi đây, tạo điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd. Ông Erdogan muốn tạo ra một "vùng đệm" để chia cách những người Kurd Syria và người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ, và một tạo ra khu vực để hàng triệu người tị nạn Syria sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Những người phản đối tin rằng ông Erdogan muốn hủy diệt người Kurd.

Lời tuyên bố của các cố vấn, các thông báo chính sách trước đây và các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã phần nào làm giảm bớt mức độ căng thẳng sau khi ông Trump rút lính Mỹ khỏi Syria.

Mặc dù ông Trump đã phát đi tín hiệu rút quân, nhưng điều đó vẫn là không đủ để các cố vấn, đồng minh và những người ủng hộ ông Trump có thời gian để chuẩn bị tinh thần đối phó với hậu quả của hành động ấy.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 6.

Quân đội Mỹ tại Manbij, Syria. Ảnh: AP

Theo tờ Wall Street Journal, lính Mỹ đã nhận lệnh rút quân đột ngột tới độ họ có quá ít thời gian để phá dỡ các căn cứ của Mỹ tại đây - những cơ sở này có thể bị các lực lượng khác tận dụng, bao gồm đối thủ và quân đội của Nga, Iran, thậm chí cả quân chính phủ Syria. Kết quả là, Mỹ đã phải tự đánh bom căn cứ của mình để không ai có thể sử dụng. Truyền thông Nga tuyên bố đây là chiến thắng về mặt tuyên truyền.

Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ không kịp đề phòng tình huống này. Tạp chí Times dẫn các nguồn tin ẩn danh cho biết họ không thể cảnh báo các đồng minh của Mỹ hay tìm kiếm sự hỗ trợ và lời khuyên từ bên ngoài. NATO và EU cũng không được thông báo trước.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 7.

Sự thất bại lớn nhất là những người ủng hộ quan trọng, lâu dài của ông Trump tại Quốc hội cũng bị bất ngờ. Các thành viên của Đảng Dân chủ tại Hạ Viện ngay lập tức tổ chức bỏ phiếu để lên án việc rút quân. Chỉ một số ít các thành viên đảng Cộng hòa không tham gia bỏ phiếu. Kết quả là có tới 354 phiếu thuận - 60 phiếu chống đối với việc lên án ông Trump.

Đảng Cộng hòa đã không cho phép tổ chức bỏ phiếu tại Thượng Viện. Tuy nhiên, lãnh đạo phe đa số ở Thượng Viện Mitch McConnell đưa ra quan điểm của mình trên tờ Washington Post, cho rằng ông Trump đã "gây ra một sai lầm chiến lược chết người".

Ông McConnell cũng xin lỗi người Kurd vì sự phản bội của ông Trump. Cùng lúc đó, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một trong những người ủng hộ ông Trump trung thành nhất, cũng tấn công ông Trump bằng những từ ngữ như: "Tôi sẽ buộc ông phải nhận tội..." và "Tôi sẽ là cơn ác mộng kinh hoàng nhất của ông". Ông Trump phản hồi bằng cách nói rằng ông Graham nên tự lo chuyện của mình.

Ngày 15/10, Đảng Dân chủ tổ chức cuộc tranh luận lần thứ 4 giữa 12 ứng viên cùng cạnh tranh với ông Trump trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2020. Mỗi người đều lên án hành vi của ông Trump trên kênh truyền hình quốc gia, đặc biệt chỉ trích việc ông Trump bỏ rơi người Kurd.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 8.

Người Kurd là trung tâm trong cuộc hỗn loạn ở Syria. Người Thổ Nhĩ Kỳ căm ghét 30 triệu người Kurd sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq, Armenia và Syria. Người Thổ coi người Kurd là khủng bố và có ý định tự lập vương quốc dành riêng cho người Kurd trên khu vực. Người Kurd đã bị chèn ép tại bởi chính phủ các quốc gia trong khu vực, đặc biệt trong vòng hơn 100 năm qua trong quá trình đấu tranh giành độc lập của họ.

Người Mỹ đã phản đối sự thành lập của nhà nước người Kurd từ sau Thế Chiến 1, và nhiều năm sau đó vẫn theo đuổi quan điểm này. Theo The Guardian, dưới thời chính quyền Nixon vào năm 1974-75, Mỹ đã ủng hộ người Kurd như một đồng minh của Shah ở Iran, phe đang chiến đấu chống lại Iraq. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Mỹ bỏ rơi người Kurd. Hơn 60.000 người Kurd thương vong sau vụ việc.

Khi đột ngột rút lính Mỹ khỏi Syria, ông Trump đã đặt người Kurd trước mũi tấn công quân sự nguy hiểm từ người Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện tại, người Kurd - cả dân thường và lực lượng quân sự - đều bị Thổ Nhĩ Kỳ đưa vào tầm ngắm. Trong suốt cuộc chiến 8 năm ở Syria, khoảng 10.000 lính Kurd đã thiệt mạng.

Ông Trump không cảnh báo trước cho người Kurd về việc rút lui. Người Kurd biết về việc này qua Twitter.

Khi người Kurd phản đối việc rút lui, ông Trump nói rằng Mỹ sẽ không ủng hộ người Kurd bởi họ đã không sát cánh Mỹ trong cuộc đổ bộ Normandy chống lại Đức Quốc xã vào Thế Chiến 2. Cần nhớ lại rằng người Kurd không có quốc gia mà chỉ là một tập hợp của các nhóm dân cư, Thổ Nhĩ Kỳ chọn vị trí trung lập vào Thế Chiến 2. Cho tới khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945, Thổ Nhĩ Kỳ mới chọn làm đồng minh với Mỹ.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 10.

Ông Trump cũng so sánh cuộc xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ là "một cuộc ẩu đả trên sân trường". Và, ông Trump nói Syria chỉ là một đống cát không đáng để tranh giành. Người Kurd đã có câu trả lời của mình: hiện tại họ đang kết đồng minh với ông Bashar al-Assad, nhà lãnh đạo Syria và là cựu thù của người Kurd.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 11.

Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, là một quốc gia mong đợi được trở thành thành viên của EU, và là một đồng minh của Mỹ, nhưng hành động của ông Erdogan lại không cho thấy như vậy.

Dưới đây là một số diễn biến chính...

Tháng 7/2016, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức một cuộc đảo chính nhằm vào ông Erdogan vì sự quản lí ngày càng độc đoán. Ông Erdogan mới làm tổng thống từ năm 2014. Hàng nghìn người đã bị bắt.

Ông Erdogan cho rằng lãnh đạo đối lập Fethullah Gulen đứng đằng sau vụ đảo chính. Ông Gulen sống tại Mỹ và hiện tại đang được bảo vệ. Ông Trump sẽ không gửi ông Gulen về nhận tội tại Thổ Nhĩ Kỳ. Để có đòn bẩy chính trị, ông Erdogan đã bắt giữ một mục sư Mỹ vốn có 23 năm đi giảng đạo tại Ankara, cáo buộc ông này tội khủng bố.

Đáp lại, ông Trump áp một số cấm vận nặng tay đối với Thổ Nhĩ Kỳ, khiến đồng lira lâm vào khủng hoảng. Ông Erdogan sau đó đã trao trả con tin. Qatar, một đồng minh khác của Mỹ, sau đó đã "bảo lãnh" cho Thổ Nhĩ Kỳ bằng một gói hỗ trợ trị giá 15 tỉ USD, đi ngược lại mong muốn của Mỹ.

Tháng 5/2017, ông Trump chấm dứt thỏa thuận thương mại đem lại lợi ích lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trường Mỹ. Thuế quan đối với 75 tỉ USD hàng hóa cũng liên quan trong vụ việc, khiến đồng lira mất giá trị một lần nữa.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 12.

Ảnh minh họa: Delil Souleiman/AFP/Getty Images

Tháng 2/2019, Thổ Nhĩ Kỳ bị phát hiện khi đang hỗ trợ các nước khác tránh cấm vận Mỹ. Một công ty Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bị cáo buộc vì giúp Iran bằng cách cung cấp cho nước này các sản phẩm cấm. Một công ty khác bị phát hiện hỗ trợ Venezuela khi bán thực phẩm để đổi lại vàng và giúp Venezuela bán vàng để củng cố chính quyền tại nước này. Thổ Nhĩ Kỳ dường như cũng đang hợp tác với Trung Quốc và Nga.

Tháng 3/2019, các thành viên EU bỏ phiếu chống đối với đơn xin gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ thường được coi là một quốc gia châu Âu hơn là quốc gia Trung Đông. Năm 1949, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên sáng lập Hội đồng Châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ từ đó đã tìm cách gia nhập EU từ năm 1987.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã bị từ chối quyền thành viên bởi nước này vi phạm hầu hết các điều kiện đề ra, đặc biệt là vi phạm nhân quyền, chèn ép đối thủ chính trị, chèn ép quyền lợi của người Kurd, hạn chế tự do báo chí và tự do tôn giáo. Ông Erdogan đã chấm dứt Công ước Châu Âu về Nhân quyền vào năm 2016.

Tháng 7/2019, ông Erdogan làm "phật ý" Mỹ khi mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Hệ thống này có nguy cơ gây ra mối đe dọa đối với các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là đồng minh Mỹ. Đáp lại, ông Trump hủy bỏ hợp đồng bán 116 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ có quân đội mạnh thứ nhì trong NATO.

Cũng trong tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ can thiệp vào hoạt động của Mỹ tại căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ. Căn cứ này đã hoạt động từ năm 1951, chứa 50 vũ khí hạt nhân và 5.000 lính.

Tháng 9/2019, ông Erdogan tham gia thỏa thuận với Iran và Nga để tìm giải pháp chính trị cho khủng hoảng tại Syria. Mỹ, Liên Hợp Quốc và EU đều không tham gia.

Tháng 10/2019, ông Erdogan đe dọa sẽ cho 3,6 triệu người tị nạn Syria tới châu Âu nếu châu Âu tiếp tục chỉ trích hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. EU phản ứng bằng việc chặn thỏa thuận bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháng 10/2019, ông Trump áp cấm vận rồi gỡ bỏ sau khi ông Erdogan chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn. Nhưng Quốc hội Mỹ đã chuẩn bị áp đặt cấm vận mạnh hơn đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Bởi cuộc đối đầu lâu dài của ông Erdogan với Phương Tây và sự nhượng bộ của ông Trump tại Syria, các nhà phê bình đang sai lầm khi cáo buộc ông Trump đang quá thân thiết với những nhà lãnh đạo cứng rắn. Tờ Newsweek dẫn nguồn một quan chức cấp cao, ẩn danh tại Nhà Trắng nói ông Trump đang bị chi phối một cách nghiêm trọng bởi ông Erdogan.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 13.

Ông Trump đã sai lầm khi tuyên bố chiến thắng sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn 5 ngày, trong khi ông Erdogan vẫn chiếm một số lãnh thổ Syria, phá hủy các làng chiến lược của người Kurd, khiến 100.000 người tị nạn phải tìm đường tháo chạy và giải thoát cho một số tay súng IS.

Đứng trước các chỉ trích, ông Trump phản ứng theo cách thông thường: tấn công đáp trả qua Twitter và thông qua các cuộc vận động tranh cử trên khắp cả nước.

Ông Trump gọi ông James Mattis là "một vị tướng bị đánh giá thấp" vì không ủng hộ chính sách Syria, mặc dù ông Mattis đã không còn bình luận gì nữa từ sau khi bị sa thải. Ông Mattis là một trong những vị tướng Mỹ được kính trọng nhất.

Ông Trump cho rằng ông John Bolton là một người có tiếng nói mạnh mẽ trong việc sử dụng quân đội Mỹ, và nói rằng ông Bolton thường bất đồng với ông. Ông Trump sa thải ông Bolton qua một dòng tweet.

Đây là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong thời kì cầm quyền của ông Trump: ông Trump đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi chỉ còn 1 năm nữa là tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, và cả nước Mỹ đang chứng kiến cuộc tranh đua toàn diện từ các ứng cử viên.

Đảng Dân chủ và nhóm "Never Trumpers" - những thành viên của đảng Cộng hòa thà bỏ phiếu cho một ứng viên Dân chủ còn hơn là ông Trump - đang tung đòn toàn diện. Ứng viên tổng thống từng thất bại 2 lần Mitt Romney đang dành toàn bộ thời gian trên truyền thông và tại Quốc hội để vận động chống lại ông Trump, gọi hành động của ông Trump là "vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ".

Đảng Dân chủ đã triển khai hàng loạt cuộc điều tra quốc hội, tại tòa án, và nỗ lực để cản trở Quốc hội và Chính quyền. Tất cả đều nhằm vào việc không để cho ông Trump điều hành hiệu quả hoặc buộc ông Trump phải rời Nhà Trắng thông qua luận tội.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 14.

Những người mong đợi ông Trump bị cách chức đã tận dụng canh bạc của ông Trump tại Syria. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, thông báo rằng ông Trump dường như đã gặp "khủng hoảng" vì cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện về chính sách Syria của ông.

Truyền thông Mỹ đã chỉ trích chính sách rút quân khỏi Syria 24/7, khắc họa quyết định xấu hết mức có thể, thậm chí dùng cả tin giả. ABC News đăng một đoạn video về "Syria trong biển lửa" nhưng sau đó phải rút lại bởi đó thực sự là một bài tập bắn đạn được thực hiện tại Mỹ!

Điều trớ trêu trong tất cả các đợt công kích ông Trump là chúng thể hiện mức độ mới của sự giả tạo. Trong thập kỉ qua, Đảng Dân chủ và truyền thông đại chúng đã yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Trung Đông và ủng hộ nỗ lực thất bại của ông Obama. Quốc hội Mỹ cũng cân nhắc cắt giảm đầu tư cho hiện diện của Mỹ tại Syria. Nhưng hiện tại, phe phản đối lại đột ngột ủng hộ người Kurd và các cuộc chiến tranh vô tận.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 15.

Đây là một vấn đề đối với ông Trump: các đối thủ của ông căm ghét ông tới độ họ muốn đảo ngược chính sách và từ bỏ các giá trị của bản thân để phản đối ông Trump. Người Mỹ gọi hành động này là "mục tiêu" trong trò chơi chính trị.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 16.

Những người ủng hộ và người phản đối ông Trump vẫn có những quan điểm trái ngược về việc liệu Syria có phải là một bước tiến hay là bước lùi trong thời kì cầm quyền của ông Trump. Bất kì tiên đoán nào hiện tại cũng rất dễ sai. Điều chúng ta biết hiện tại là ông Trump giống như một con rồng nhiều đầu: cắt một đầu và hai chiếc đầu khác sẽ mọc lại. Có thể cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 sẽ chứng tỏ điều này.

Vết máu nhơ trong lịch sử nước Mỹ và những cú đòn hiểm giáng vào ông Trump sau quyết định thảm họa - Ảnh 17.

*Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt lại

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại