Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công

N. Tuấn Sơn |

Sputnik đưa tin, rạng sáng nay, 24/9, hai quả rocket đã rơi xuống gần Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad của Iraq, thuộc Vùng Xanh nơi đặt nhiều cơ quan ngoại giao nước ngoài.

21h49: Một quan chức và một bác sỹ Yemen cho biết 16 dân thường, trong đó có 7 trẻ em, đã thiệt mạng trong các vụ không kích ngày 24/9 của liên quân do Saudi Arabia đứng đầu chống phiến quân Houthi ở miền Nam Yemen.

Phát biểu với báo giới, một quan chức chính phủ Yemen giấu tên nêu rõ "16 người, gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng và 19 người khác bị thương" trong vụ không kích của liên quân vào một ngôi nhà ở tỉnh Daleh do Houthi kiểm soát.Theo một bác sỹ bệnh viện Al Thawra thuộc tỉnh Ibb, trong số những nạn nhân thiệt mạng có 7 trẻ em và 4 phụ nữ.

20h26: Vào ngày 22/09 vừa qua, một lễ duyệt binh hải quân của Iran đã được tiến hành tại thành phố cảng Bandar Abbas. Theo đó, nhiều loại tàu chiến và tên lửa của Iran đã xuất hiện một cách hết sức hùng hậu.

Hải quân Iran duyệt binh ở eo biển Hormuz

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 2.
Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 3.
Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 4.
Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 5.

Hải quân Iran duyệt binh ở eo biển Hormuz.

20h05: Lực lượng khủng bố thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS, ISIL, IS) ở Iraq và Syria tuyên bố đã tiêu diệt hàng chục binh sĩ Nga và Syria trong một trận phục kích ở phía Đông tỉnh Homs.

Nhóm khủng bố này đã phát đi tuyên bố này trên kênh truyền thông chính thức của chúng Aamaq Agency, khi cho biết các tay súng IS đã tổ chức một trận phục kích nhằm vào đoàn xe của liên quân Nga-Syria ở phía Bắc thị trấn As Sukhnah trên vùng sa mạc Syrian.

Theo tuyên bố trên, các chiến binh IS đã kích nổ hàng loạt thiết bị nổ tự chế đặt ở ven đường khi đoàn quân xa nói trên đi vào bẫy và sau đó chúng khai hỏa dồn dập bằng đủ loại vũ khí khiến ít nhất 15 binh sĩ thiệt mạng. Vụ tấn công này còn phá hủy 5 xe cơ giới và 1 xe tăng chiến đấu chủ lực.

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 6.

Tuyên bố của Lực lượng khủng bố thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

19h47: Công ty Ảnh vệ tinh ISI của Israel đã công bố nhiều bức ảnh cho thấy một căn cứ quân sự lớn dường như là của lực lượng thân Iran đang được cấp tốc xây dựng tại đường biên giới giữa Iraq và Syria.

Giới chức Syria và Iraq chưa bình luận gì về thông tin này.

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 7.

18h22: Siêu tàu dầu Stena Impero mang cờ Anh đã bắt đầu rời khỏi cảng Bandar Abbas, nơi nó bị giam giữ hơn 2 tháng trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao liên tiếp giữa Anh và Iran.

Theo trang thông tin hàng hải TankerTrackers chuyên về các tàu dầu, ảnh vệ tinh cho thấy tàu Stena Impero không còn neo đậu tại cảng.

Trước đó, trong ngày hôm quan 23/09, giới chức Iran tuyên bố tàu Siêu tàu dầu Stena Impero mang cờ Anh đã được phép rời khỏi cảng Iran.

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 8.

Tàu Stena Impero không còn neo đậu tại cảng của Iran.

 16h55: Chiến sự Yemen trong ngày hôm nay 24/09 có những diễn biến chính như sau:

- Vi phạm lệnh ngừng bắn được ghi nhận ở Al Hudaydah;

- Ansar Allah (Houthi) đã bắn 4 quả tên lửa loại Zilzal-1 vào các vị trí của liên quân do Saudi dẫn đầu ở Hayran;

- Giao tranh dữ dội giữa Houthi và liên quân do Saudi dẫn đầu nổ ra ở gần khu vực vùng núi Nar;

- Giao tranh dữ dội giữa Houthi và liên quân do Saudi dẫn đầu nổ ra ở gần khu vực Muqbana;

- Chiến đấu cơ Saudi không kích các mục tiêu của Houthi ở mặt trận Moris.

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 9.

Bản đồ cấp nhật Chiến sự Yemen tính đến hết chiều nay 24/09.

16h29: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quân đội của nước này và Mỹ ngày 24/9 đã tổ chức cuộc tuần tra trên bộ lần thứ hai trong "khu vực an toàn" theo kế hoạch ở miền Bắc Syria. Trên tài khoản Twitter, bộ trên cho hay:

"Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và binh sỹ Mỹ đã bắt đầu cuộc tuần tra chung lần thứ hai với sự tham gia của các phương tiện trên bộ và máy bay không người lái (UAV) ở bên phía Syria tại phía Nam thị trấn biên giới Akcakale, trong phạm vi các hoạt động thành lập khu vực an toàn ở phía Bắc Syria và phía Đông Euphrates".

15h45: Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Iran đang nóng lên từng ngày với nguy cơ nổ ra xung đột vũ trang, thậm chí là chiến tranh toàn diện. Nếu bị Mỹ và liên quân tấn công, Iran có gì để chống đỡ và phản đòn?

Chỉ số "Sức mạnh quân sự Toàn cầu" 2019 do Global Firepower xây dựng là một dữ liệu tham khảo đáng chú, giúp chúng ta có cái nhìn tương đối toàn diện và cân bằng về quân đội Iran và tiềm lực quốc phòng của nước này.

Theo cập nhật đến ngày 27/5/2019, Iran xếp thứ 14 trong tổng số 137 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự 2019 của trang Global Firepower (GFP).

Cũng như các nước khác trong danh sách này, Iran được xem xét tổng thể về các mặt như dân số, số lượng máy bay, xe tăng, tàu chiến, ngân sách quốc phòng....

Theo GFP, tổng dân số của Iran là hơn 83 triệu người, trong đó số người đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hàng năm là hơn 1,3 triệu người. Quân số thường trực của họ có 523.000 người và lực lượng dự bị ít hơn một chút, ở mức 350.000 người.

Số liệu của GFP về lực lượng máy bay quân sự Iran như sau: Tổng cộng không quân Iran có 509 máy bay (xếp thứ 24 trên tổng số 137 nước và vùng lãnh thổ được xếp hạng). Trong số này có 142 máy bay tiêm kích (hạng 17), và 165 máy bay cường kích (hạng 18). Số trực thăng của Iran là 126 chiếc (xếp thứ 34).

Về mặt xe tăng chiến đấu chủ lực, lục quân Iran sở hữu 1,634 chiếc (xếp hạng 18 trên 137).  Lượng xe chiến đấu thiết giáp của Iran cũng rất khủng, với 2.345 chiếc.

Pháo binh Iran cũng rất "dữ dội" khi có tới 570 khẩu pháo tự hành và 2.128 pháo xe kéo (pháo kéo của Iran xếp hàng thứ 8 về số lượng). Riêng pháo phản lực của Iran có vị trí đáng nể là thứ 4, với 1.900 tổ hợp các loại.

Đó là chưa kể số lượng lớn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung rất bí ẩn. Điểm đặc biệt là các loại tên lửa này đều do Iran tự chế tạo và cố thể nhân bản không giới hạn bằng nguồn lực trong nước.

Trong buổi lễ diễu binh kỷ niệm ngày bùng nổ Chiến tranh Iran – Iraq hôm 22/9, Iran đã khoe nhiều loại vũ khí mới trong đó điểm nhấn là sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo tầm xa Khorramshahr trang bị đầu đạn mới có tầm bắn lên tới 2.000 km và có khả năng mang nhiều đầu đạn.

Ngoài ra còn có mắt hệ thống phòng không nội địa Bavar-373 cùng hệ thống phòng thủ tên lửa Khordad-15 và 18 tên lửa đạn đạo.

Hải quân Iran cũng không thuộc "dạng vừa". Họ sở hữu 398 tàu hải quân, trong đó có tới 34 tàu ngầm.

Ngoài dân số và quân đội, Iran còn có nguồn lực hậu cần khổng lồ và lợi thế địa lý không nhỏ.

Cụ thể, bảng thống kê của GFP cho thấy như sau: Iran có tới 172.927km đường bộ, 8,442km đường sắt và 319 cảng hàng không. Diện tích đất liền của Iran là hơn 1,6 triệu km2, đường bờ biển cũng thuộc dạng dài so với các nước Trung Đông là 2.440km. Biên giới trên bộ của Iran dài 5.894km.

Ngân sách quốc phòng của Iran được GFP đánh giá nằm ở mức 6,3 tỷ USD.

Hiện Iran phải chịu lệnh trừng phạt nặng nề của Mỹ. Tuy nhiên Iran vẫn duy trì được mối quan hệ rất tích cực với cường quốc Nga nằm sát đất nước họ.

Bên cạnh đó, Iran còn sở hữu một yếu tố không được GFP đề cập, đó là tinh thần tự hào dân tộc và tự lực cánh sinh rất đáng kể của Iran trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Cuộc chiến Iraq-Iran khốc liệt vào thập niên 1980 đã chứng tỏ sự kiên cường đó của Iran.

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 11.

Các vũ khí do Iran tự chế tạo.

15h36: Hãng tin Interfax và Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga hôm nay cho biết Mỹ đã từ chối cấp visa cho một số thành viên thuộc đoàn Nga tới tham dự Hội nghị thường niên của Đại hội đồng Liên hợp Quốc và gọi hành động này của Washington là vi phạm nghiêm trọng các cam kết quốc tế.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thảo luận với người đồng cấp bên phía Mỹ Mike Pompeo ở New York, Interfax dẫn phát biểu của bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga.

15h14: Dự kiến, Tổng thống Iran Rouhani sẽ trình bày kế hoạch hòa bình mang tên "Nỗ lực vì Hòa bình cho Hormuz" (viết tắt là HOPE) tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ).

Ông cho biết sáng kiến HOPE nhằm đảm bảo an ninh tại Eo biển Hormuz, cũng như thiết lập một nền hòa bình và hợp tác lâu dài trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh tất cả các quốc gia tại Vịnh Persic, Eo biển Hormuz và LHQ đều có thể tham gia HOPE, và Tehran sẵn sàng đối thoại với các nước trong khu vực về kế hoạch này.

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 12.

Tàu chiến đấu cao tốc của Hải quân Iran.

13h54: Thiếu tướng Mohammad Hossein Baqeri - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Iran hôm nay tuyên bố hậu quả chiến tranh của kẻ địch khi đối đầu với Tehran sẽ là bị đánh bại và bị bắt làm tù binh.

Hãng thông tấn Tasnim dẫn tuyên bố của Tướng Mohammad Hossein Baqeri: "Chúng tôi phải nhắc lại với kẻ thủ rằng nếu xâm phạm lãnh thổ của chúng tôi, họ sẽ phải đối mặt với những đòn đáp trả tương tự như máy bay không người lái Mỹ hay siêu tàu dầu Anh". 

Vị tướng này cũng nói thêm Iran không chứa chấp kẻ thù của Saudi hay UAE. Iran đã sẵn sàng cho mọi tình huống xấu nhất

Trước đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tuyên bố rằng Iran sẽ không cho phép bất cứ ai xâm phạm biên giới của mình. Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cũng tuyên bố chiến tranh là không thể tránh khỏi.

12h28: Theo AFP, hôm nay Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông không loại trừ khả năng gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani bên lề kỳ họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại New York.

Phát biểu với báo giới, ông Trump nhấn mạnh: "Tôi không bao giờ loại trừ bất cứ khả năng nào." Tuy nhiên, ông Trump cho biết ông chưa có lịch trình cụ thể nào vào thời điểm này.

Trước đó cũng chỉ 1 ngày, chính TT Trump tuyên bố ông không có kế hoạch gặp các nhà lãnh đạo Iran trong phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. "Mọi lựa chọn đều có thể được cân nhắc nhưng tôi không có ý định sẽ gặp lãnh đạo Iran", Tổng thống Trump cho biết.

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 13.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

11h36: Reuters dẫn thông báo của Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, mới đây trong cuộc gặp với người đồng cấp Iran, Tổng thống Emmanuel Macron đã tuyên bố con đường để giảm các căng thẳng ở khu vực (Trung Đông) đã bị thu hẹp lại và đây là lúc Iran phải giúp xoa dịu khủng hoảng.

Hai tổng thống Emmanuel Macron và Hassan Rouhani đã có một cuộc thảo luận kéo dài tới 90 phút sau khi nguyên thủ 3 quốc gia châu Âu gồm Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel đồng loạt cáo buộc Iran là thủ phạm trong vụ tấn công các cơ sở lọc hóa dầu trọng yếu của Saudi.

10h55: Bên lề phiên họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc, trong cuộc gặp người đồng cấp Zarif bên phía Iran lần đầu tiên kể từ khi đảm nhận vai trò Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Motegi đã bày tỏ lo ngại về tình hình Trung Đông sau các vụ tấn công gần đây nhằm vào các cơ sở lọc dầu ở Saudi Arabia.

Ông nói: "Chúng tôi rất lo ngại về tình hình nghiêm trọng này" và Nhật Bản sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới sự bình ổn ở khu vực.

Về phần mình, ông Zarif đã nêu vấn đề mà ông cho là chiến tranh có khả năng sắp xảy ra, ám chỉ động thái gần đây của Mỹ triển khai thêm binh sỹ đến Saudi Arabia.

10h39: Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif đã trả lời phỏng vấn của Hãng tin CBS về nhận định của Iran về tình hình hiện tại và cáo buộc của Mỹ và Saudi về việc Tehran đứng đằng sau vụ tấn công vào các cơ sở lọc dầu trọng yếu của Saudi hôm 14/09 vừa qua.

Bình luận về việc Mỹ triển khai thêm binh sĩ và vũ khí tới Saudi, Ngoại trưởng Zarif cho biết động thái này của Washington chẳng giúp gì cho tình hình khu vực. "Tôi nghĩ rằng cái cần làm là phải tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh ở Yemen", ông nói.

Theo ông, tất cả các vũ khí mà Mỹ, Anh và nhiều nước khác bán cho Saudi Arabia và UAE để tham chiến ở Yemen đều vô dụng, bởi 5 năm qua họ đã hoàn toàn thất bại trong việc "đánh bại một nhóm người", thậm chí là họ đã thua trong cuộc chiến này.

Về vụ tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi hôm 14/09, ông Zarif tuyên bố thủ phạm hoặc là Houthi, bởi họ đã đứng ra nhận trách nhiệm, hoặc là một động thái "cờ giả" để tạo cớ cần thiết cho Mỹ điều tra ai là thủ phạm.

Ông khẳng định Iran hoàn toàn không hề liên quan và khẳng định, Houthi đã nhận trách nhiệm, và họ (Mỹ và Phương Tây) phải tin vào điều đó.

Liên quan tới các cáo buộc Giáo chủ tối cao Iran Ayatollah Khomeini phê chuẩn kế hoạch tấn công Saudi, ông Zarif nói đơn giản là nếu nó tới từ Iran họ cần phải có bằng chứng, nhưng họ không đưa ra được bất cứ chứng cứ thuyết phục nào.

Kết thúc buổi phỏng vấn, Ngoại trưởng Zarif tuyên bố, chiến tranh dường như là không thể tránh khỏi, nhưng Iran sẽ không phải là người khơi mào. Ông nhấn mạnh "Tôi không tự tin rằng chúng tôi có thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh. Và nếu nó nổ ra, chắc chắn sẽ không thể là một cuộc xung đột hạn chế mà sẽ là một cuộc chiến toàn diện".

09h20: Theo AFP, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 23/9 đã tới Mỹ để tham dự kỳ họp lần thứ 74 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, nhưng nhà lãnh đạo của quốc gia Trung Đông này bị Washington hạn chế đi lại tại New York, ông chỉ được cấp phép đặc biệt để ở tại một khách sạn.

Khi tới New York, Tổng thống Rouhani đã phải di chuyển giữa Sân bay JKF và Liên hợp quốc bằng một đường ngầm nối hai khu Queens và Manhattan bởi các quy định hạn chế không cho phép Tổng thống Iran đi trên bất cứ cây cầu nào ở New York.

09h13: Phiến quân Houthi (hay còn gọi là Ansar Allah) đã tấn công nhiều vị trí của lực lượng liên quân do Saudi dẫn đầu ở khu vực Jahfan tại vùng Jizan thuộc lãnh thổ Saudi.

Đoạn video dưới đây cho thấy Houthi đã chiếm được ít nhất 1 chốt phòng ngự và tiêu diệt một số chiến binh của lực lượng liên quân do Saudi dẫn đầu.

Phiến quân Houthi tấn công các vị trí của liên quân do Saudi dẫn đầu ở khu vực Jizan thuộc Saudi.

08h45: Không quân Syria (SyAAF) đã nối lại các đợt tấn công trên vùng nông thông Đông Bắc tỉnh Latakia sau vài ngày tạm dừng.

Với chủ công là các trực thăng vũ trang (có thể bao gồm cả trực thăng của Không quân Nga), Không quân Syria đã tập kích hỏa lực dữ dội vào thị trấn Kabani thành trì của phiến quân gây nhiều thiệt hại cho các nhóm khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS) và Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP).

Các vụ không kích của Không quân Syria diễn ra sau một trận tập kích hỏa lực bằng pháo binh và tên lửa của Sư đoàn thiết giáp số 4 Quân đội Syria.

Theo một nguồn tin quân sự ở tỉnh Latakia, pháo binh và tên lửa Quân đội Syria đã cấp tập bắn vào các vị trí hội quân của khủng bố ở xung quanh thị trấn Kabani.

Quân đội Syria được cho là sẽ khởi động lại chiến dịch tiến công ở tỉnh Latakia trong vài tuần tới khi liên tục điều động lực lượng tăng cường tới khu vực này.

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 17.

Trực thăng tấn công Ka-52 yểm trợ quân đội Syria.

08h36: Bất chấp việc người phát ngôn Chính phủ Iran Ali Rabiee tuyên bố các thủ tục pháp lý và hành chính để phóng thích tàu Stena Impero treo cờ Anh đã được hoàn tất và siêu tàu dầu này có thể rời khỏi vùng biển Iran, Bộ Ngoại giao Anh ngày 23/9 khẳng định tàu Stena Impero và thủy thủ đoàn vẫn bị giữ ở Iran.

Bộ Ngoại giao Anh tiếp tục kêu gọi Iran ngay lập tức thả tàu Stena Impero.

08h25: Anh, Pháp, Đức đã cùng nhau ra thông cáo chung đồng loạt "chỉ thẳng mặt" và đổ lỗi cho Iran trong vụ tấn công các cơ sở lọc hóa dầu trọng yếu của Công ty dầu mỏ Aramco ở Saudi.

Trước đó, vào hôm 14/09/2019, 2 vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình khiến các nhà máy lọc hóa dầu của Saudi bị thiệt hại nặng. Bất chấp việc phiến quân Houthi (thân Iran) đã đứng ra nhận trách nhiệm nhưng Washington vẫn một mực cáo buộc Iran là thủ phạm.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố rằng Iran đứng đằng sau vụ tấn công khủng khiếp hôm 14/09 vừa qua.

"Đã đến lúc Iran phải chấp nhận ngồi vào đàm phán về lộ trình dài hạn đối với các chương trình hạt nhân cũng như các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm cả các chương trình tên lửa của họ", thông cáo chung của 3 quốc gia nhấn mạnh.

Thông cáo chung cũng tuyên bố:

"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về vụ tấn công nhằm vào các nhà máy lọc hóa dầu trọng yếu nằm trong lãnh thổ Saudi hôm 14/09 và tái khẳng định chúng tôi luôn sát cánh cùng Vương quốc Saudi Arabia và người dân của họ [...].

Rõ ràng là Iran phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công. Không có lời giải thích nào hợp lý hơn. Chúng tôi ủng hộ việc tiếp tục điều tra để làm lộ hoàn toàn chân tướng vụ việc".

Khủng bố IS phục kích khiến hàng chục lính Nga và Syria thương vong - Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công - Ảnh 19.

Vụ tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái hôm 14/09 khiến các nhà máy lọc hóa dầu của Saudi bị thiệt hại nặng.

08h14: Theo nguồn tin an ninh Iraq trong Vùng Xanh, nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Baghdad, hai quả rocket cỡ 100mm đã rơi xuống gần Đại sứ quán Mỹ, trong khi một quả rocket khác rơi xuống sông Tigris.

Các nguồn tin ngoại giao cho biết còi báo động của Đại sứ quán Mỹ đã vang lên 2 lần trước 1 giờ (giờ địa phương). Trong khi đó, Quân đội Iraq xác nhận hai quả đạn pháo phản lực Katyusha bắn từ phía Nam thủ đô Baghdad, nơi lực lượng bán quân sự đang kiểm soát.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại