Những 'thiên thần' nhiễm HIV dũng cảm khiến người lớn cũng phải nể

Ngọc Minh |

Mang trong mình căn bệnh đã từng được mệnh danh là căn bệnh thế kỷ, những đứa trẻ nhiễm HIV vẫn luôn dũng ngay cả khi đối diện với tử thần.

Ở một nơi có những phụ nữ dành cả cuộc đời để ‘học cách làm mẹ’ của người đứa trẻ nhiễm HIV. Còn những đứa trẻ nhiễm HIV thì luôn cố gắng sống đấu tranh với bệnh tật để tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp.

Để hiểu rõ hơn về cuộc sống của những đứa trẻ nhiễm HIV mồ côi và bị bỏ rơi tại Phòng Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả tuyến bài: Chuyện chưa kể ở ngôi nhà nuôi dạy trẻ nhiễm HIV.

Bài 1: Những 'thiên thần' nhiễm HIV dũng cảm khiến người lớn cũng phải nể

Đứa trẻ nhiễm HIV đầu tiên

Cách đây 10 năm, vào khoảng 11h đêm phòng bảo vệ gọi điện lên phòng chị Nguyễn Thị Thanh - Phó Giám đốc, Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội, báo có trẻ bỏ trước cửa vào cơ sở. Chị Thanh và đồng nghiệp đã nhanh chóng xuống phòng bảo vệ và chị đã thực sự "sốc", mảnh giấy để lại trong túi áo trẻ có ghi bé 8 tuổi, nhưng cân nặng chỉ 7kg.

Sau khi, tiếp nhận bé cháu được đặt tên là P.A, từ một đứa trẻ hấp hối giờ cô bé đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Sự hồi sinh của P.A đã minh chứng cho một điều sự sống là bất diệt nếu như còn lòng ham sống. Cô gái 19 tuổi P.A luôn biết ơn các mẹ tại Phòng chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội đã giúp cô được sống cuộc đời lần thứ 2.

Chị Thanh nhớ về quãng thời gian đầu tiên nhận nuôi trẻ nhiễm HIV, vào 8/2001 tại trung tâm nuôi trẻ suy dinh dưỡng Hà Nội có tiếp nhận một trường hợp trẻ dương tính với HIV, bị bỏ rơi.

"Ngày đó nhiễm HIV thường được tuyên truyền bằng những hình ảnh rùng rợn sọ đầu lâu, xương chéo nên không một trung tâm nào muốn nhận nuôi trẻ. Lúc đó, chị Phương đang là giám đốc đơn vị đã đồng ý nhận nuôi cháu.

Bé được mang chăm sóc không can thiệp thuốc tại đơn vị tới 18 tháng xét nghiệm lại may mắn âm tính. Sau đó, bé được trả về trung tâm nuôi trẻ suy dinh dưỡng", chị Thanh nói.

Những thiên thần nhiễm HIV dũng cảm khiến người lớn cũng phải nể - Ảnh 2.

Chị Thanh đang cho trẻ ăn.

Nhờ lần tiếp nhận chăm sóc cho bé nhiễm HIV đầu tiên, sau đó cơ sở đã lập lên phòng chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Từ khi cơ sở có tiếng khóc, tiếng cười của trẻ thơ không gian cũng ở nên ấm cúng hơn. Người lớn trong cơ sở gần gũi nhau và cùng dành tình yêu thương cho nhưng đứa trẻ 3 trong 1: mồ côi, bị bỏ rơi, nhiễm HIV.

Vào khoảng thời gian trước năm 2006, trẻ tại cơ sở chưa có thuốc uống cho nên trẻ bị ghẻ nở, toàn thân rỉ máu, mủ người ngoài nhìn vào sẽ "hoảng hồn". Nhưng nếu được một lần chứng kiến các con vật lộn với đau đớn ở giai đoạn cuối mới thấy được các con dũng cảm tới như thế nào.

Chị Thanh cho biết, những năm đó có hàng chục trẻ đã chết do hội chứng suy mòn, viêm phổi… Các con không phải do chị dứt ruột đẻ ra nhưng cảm giác đau đớn đó cứ theo chị mãi cả về sau này.

Những ám ảnh không thể quên

Nguyễn Thị Minh, nguyên cán bộ Phòng chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt một trong những người đầu tiên tiếp nhận chăm sóc trẻ nhiễm HIV cho hay bà vẫn luôn bị ám ảnh với nỗi đau xé da, cắt thịt của những đứa trẻ nhiễm HIV khi chưa có thuốc uống.

Đó là trường hợp của bé Tùng, những ngày cuối đời Tùng vô cùng đau đớn khiến ai chứng khiến cũng không cầm được nước mắt.

"Thằng bé mới 4 tuổi người lở loét chảy nước, mỗi một ngày chúng tôi phải dùng 1 chiếc chăn bông để thấm máu mủ cho con. Ngày cuối cùng trước khi đi con đau đớn không ngủ được cứ lăn hết bên ngày sang bên kia, nhưng con rất dũng cảm không hề khóc", bà Minh nói.

Chị Hồ THị Thu Chín, y sĩ tại khu y tế, Phòng chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cho biết chị đã có 16 năm công tác chăm sóc cho người nhiễm HIV. Năm 2017, chị Chín chuyển sang phòng chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Những thiên thần nhiễm HIV dũng cảm khiến người lớn cũng phải nể - Ảnh 3.

Những đứa trẻ nhiễm HIV thường xuyên ốm đau do hệ miễn dịch suy giảm.

Cũng là công tác chăm sóc cho người nhiễm HIV, nhưng chăm sóc cho trẻ nhỏ cần phải có sự tận tâm và tình yêu thương thực sự.

Chị Chín tâm sự, vào thời điểm trước năm 2006 khi thuốc ARV chưa phổ biến chăm sóc trẻ rất vất vả. Các con người ghẻ nở đồng nghiệp của chị đã phải đi lên rừng tìm lá ba chạc về để tắm rửa cho các con.

Giờ các con có thuốc điều trị uống sức khỏe và thể trạng đã tốt hơn. Nhưng chị Chín cũng luôn phải theo sát các con nhắc nhỏ các con uống thuốc ngày hai lần đúng giờ.

Công việc làm ở phòng y tế nên chị Chín cũng đã phải đối mặt với những tình huống có nguy cơ phơi nhiễm rất cao. Trẻ con hiếu động, đùa nghịch chơi thể thao ngã chảy máu, gãy tay vẫn thỉnh thoảng diễn ra.

"Tôi nhớ có lần có một con chơi ngã chảy máu đầu rất nhiều. Nhìn thấy con chảy máu nhiều tôi chỉ vội dùng tay xử lý cầm máu cho con. Tới khi xử lý cầm máu cho con xong tôi mới nhớ mình chưa kịp mang gang tay. Chăm sóc trẻ nhiễm HIV cần cái tâm thì mới có thể làm và yêu thương trẻ được", chị Chín nói.

Cũng theo chị Thanh vượt qua nỗi đau bệnh tật những đứa trẻ năm nào nay đã trở thành những thành trai cô gái, có những trẻ đã đi học đại học và ra đi làm, có trẻ chuẩn bị vào học nghề để mở ra một tương lai mới...

Đọc thêm bài cùng tác giả Ngọc Minh, tại đây.

Bài 2: Người phụ nữ dành cả cuộc đời ‘xin’ làm mẹ những đứa trẻ nhiễm HIV


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại