Có xe tăng T-72 mà nhiều nước "xấu hổ" ở Tank Biathlon 2019: Giá phải trả đều đắt!

Chỉ Nhàn |

Dù được trang bị xe tăng T-72 từ lâu, thế nhưng nhiều nước tham dự cuộc thi Tank Biathlon 2019 tại Nga năm nay phạm nhiều sai lầm đáng trách, xấu hổ.

Thật vậy, dù mới khởi tranh được vài ngày, nhưng các ống kính máy quay đã "tóm gọn" vô số lỗi các đội tuyển xe tăng thế giới tham gia cuộc thi Tank Biathlon 2019 hấp dẫn nhất tại Hội thao quân sự quốc tế (Army Games 2019) - "Xe tăng hành tiến bắn mục tiêu".

Điều đáng nói, không ít các quốc gia phạm lỗi "khủng" lại sở hữu dòng xe tăng T-72 từ rất lâu, có điều kiện làm quen tốt hơn hẳn những nước chưa có dòng tăng này. Thế mà chuyện khó tin lại có thể xảy ra!

Ti tỉ lỗi mà toàn đội có cả "rổ" T-72!

Điển hình, trong loạt trận đấu diễn ra vào ngày hôm qua, Sudan, Kuwait, Angola - các quốc gia sở hữu số lượng lớn dòng tăng T-72 và các phiên bản cùng để xảy ra loạt lỗi không thể chấp nhận.

Như Angola sở hữu khoảng 50 chiếc T-72M1 mua từ Belarus cuối những năm 1990, hay Quân đội Sudan cũng có trong tay hơn 100 T-72 mua từ Nga và Ukraine.

Thế mà, tại trận đấu cùng bảng với Việt Nam và Cuba, đội tuyển xe tăng Sudan đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi tiến hành bài vượt hồ nước dẫn tới xe chết máy.

Cụ thể, sau khi xem lại các đoạn băng của kênh Tzvezda, có thể thấy lái xe Sudan đã quên không mở cửa chớp thoát nhiệt sau bài thi vượt hồ khiến động cơ quá nhiệt, tắt đột ngột (nghĩa là trước khi vượt hồ phải đóng cửa chớp, lên bờ phải mở cửa ngay).

Thậm chí, có dấu hiệu động cơ bị vào nước quá nhiều khi mà hệ thống quạt gió trong xe đẩy ồ ạt nước ra ngoài như "lũ về".

Có xe tăng T-72 mà nhiều nước xấu hổ ở Tank Biathlon 2019: Giá phải trả đều đắt! - Ảnh 1.

Nước ồ ạt chảy ra từ hướng đặt động cơ T-72B3 Sudan.

Có xe tăng T-72 mà nhiều nước xấu hổ ở Tank Biathlon 2019: Giá phải trả đều đắt! - Ảnh 2.

Ngoài nước, thấy rõ là đội Sudan đã không mở cửa thoát nhiệt động cơ khi ra khỏi hồ cạn dẫn tới tắt máy đột ngột, xe tụt dốc.

Chưa hết, sau khi thay xe mới tiếp tục thi đấu, kíp xe tăng Sudan "lóng ngóng" húc đổ cọc tiêu khi gần về đích vòng 1. Ngay đầu vòng 2, họ đi lệch sống trâu và "ăn liên tiếp nhiều án phạt" mà kết quả cuối cùng là Sudan bỏ cuộc.

Có xe tăng T-72 mà nhiều nước xấu hổ ở Tank Biathlon 2019: Giá phải trả đều đắt! - Ảnh 3.

Đổi xe nhưng "không đổi vận" - kíp lái tăng Sudan phạm sai lầm khi vượt sống trâu.

Có xe tăng T-72 mà nhiều nước xấu hổ ở Tank Biathlon 2019: Giá phải trả đều đắt! - Ảnh 4.

Húc bay cọc tiêu.

Có xe tăng T-72 mà nhiều nước xấu hổ ở Tank Biathlon 2019: Giá phải trả đều đắt! - Ảnh 5.

Chạy lệch hoàn toàn sống trâu.

Trong khi đó, Angola thì bắn không tốt và để phạm một số lỗi đâm cọc tiêu dẫn tới bị phạt, dù về thứ 2 sau Việt Nam nhưng họ mất hơn 40 phút hoàn thành bài thi.

Về phần Kuwait, lực lượng xe tăng nước này trang bị hơn 100 chiếc M-84AB do Nam Tư (cũ) sản xuất và cải tiến trên cơ sở phiên bản xuất khẩu T-72M1 của Liên Xô. Do đó, cơ bản thì nó có hệ thống lái, hỏa lực tương tự dòng tăng T-72B3.

Thế nên, không có lời bào chữa nào cho những sai lầm của Kuwait trong phần thi chiều qua. Khi mà, họ đã để tháp pháo quay lung tung trên đường đua, bắn không trúng bia nào dù chạy khá tốt khi về đích với hơn 34 phút.

Việc không khóa tháp pháo thể hiện sự cẩu thả của đội tăng Kuwait, bởi ngay cả những đội mới lần đầu sử dụng T-72B3 như Cuba (năm nay) hay Việt Nam (năm ngoái) chưa bao giờ bị phạm lỗi này.

Có xe tăng T-72 mà nhiều nước xấu hổ ở Tank Biathlon 2019: Giá phải trả đều đắt! - Ảnh 6.

Đội Myanmar tụt hố ngay khi vừa rời khu vực phạt và phải nhờ tới xe cứu kéo.

Nhưng có lẽ, danh hiệu "cẩu thả" nhất phải thuộc về đội tuyển xe tăng Myanmar với bài thi "thảm họa" trong trận đấu đầu tiên.

Theo đó, dù hoàn thành xuất sắc bắn trúng 5/5 mục tiêu nhưng đội Myanmar thực hiện bài thi một cách "tồi nhất", hết húc cọc tiêu thì quên không vứt băng đạn sau bài bắn súng máy, rồi vừa ra khỏi khu vực phạt thì chui tọt xuống hố...

Cẩu thả hay chủ quan - giá nào cũng đắt hết!

Mặc dù đây chỉ là cuộc thi đấu thể thao quân sự, tuy nhiên những sai lầm của các đội tuyển tham dự thể hiện sự cẩu thả hoặc có lẽ là cả chủ quan của các binh sĩ.

Đây là điều mà các đoàn nên rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc nhất.

Bởi như câu nói truyền thống trong quân đội ta "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu", cẩu thả tắc trách trong luyện tập sẽ phải trả giá đắt trên chiến trường.

Giả dụ, trong quá trình tác chiến, kíp xe tăng phải tiến hành vượt qua một lòng sông cạn, các thao tác sai lầm như quên đóng cửa chớp thoát nhiệt hay mở ra khi lên bờ đều phải trả giá đắt, xe hỏng sẽ chậm bước tiến đội hình, đôi khi trở thành "bia bắn" cho đối phương.

Bỗng dưng bị loại khỏi vòng chiến vì sự cố động cơ không đáng có, thương vong lớn cho quân ta thì quả thật không thể nào chấp nhận nổi.

Thế nên, các đội tuyển xe tăng như Sudan, Angola hay Kuwait lúc này phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và tránh lặp lại sai lầm trong tương lai.

Hãy nhớ rằng mọi sai lầm khi luyện tập hay thi đấu thể thao lúc này (Tank Biathlon 2019), nếu không rút kinh nghiệm thì có thể phải trả giá bằng sinh mạng trên chiến trường thực sự!

Xe tăng Iran bốc cháy mù trời, cứu hỏa chạy nháo nhào!

Ngoài các sự cố trên, trong loạt trận đã diễn ra, vụ xe tăng đội tuyển Iran cháy động cơ, bốc khói đen mù mịt khi vượt "sông cạn" cũng khiến giới truyền thông sôi sục.

Chẳng là, trong trận đấu thứ 2, chiếc xe tăng T-72B3 của đội Iran 2 bất ngờ bốc khói đen mù trời sau khi vượt "sông cạn" khiến đội cứu hỏa phải "phi hết tốc lực" tới chữa cháy.

Một số nguồn thì cho rằng có lẽ đội Iran 2 đã quên mở cửa chớp thoát nhiệt dẫn tới động cơ quá nhiệt, bốc cháy. Tuy nhiên, xem các đoạn phim thì có lẽ đội Iran có mở cửa thoát nhiệt.

Dẫu vậy, việc động cơ bốc cháy với khói đen mù trời thì rõ ràng là có sự cố rất lớn. Và để kết luận chính xác điều gì đã xảy ra, lỗi tại ai thì đành phải chờ...

Video xe tăng T-72B3 đội Iran bốc cháy mù trời sau màn vượt sông cạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại