Gom trứng để sinh con: Câu chuyện thật như "đùa" của người phụ nữ 41 tuổi ở Điện Biên

Ngọc Minh |

Bị suy buồng trứng sớm nên không thể có con trong 2 năm liên tiếp, chị Nhung đã phải gom trứng và chuyển phôi. Điều kỳ diệu đã đến, chị đã được làm mẹ sau 5 lần gom trứng.

Người phụ nữ 5 lần gom trứng

Khi nói tới câu chuyện gom trứng để sinh con nhiều người nghe sẽ đó chỉ là câu chuyện đùa ở đâu đó. Nhưng trên thực tế câu chuyện này đã xảy ra với chị Lò Thị Nhung gom (41 tuổi, Điện Biên).

Chị Nhung tâm sự, chị lập gia đình từ năm 2011 và vợ chồng chị cũng dự định sinh con sớm nên đã không kế hoạch. Niềm hạnh phúc cũng đã đến với vợ chồng chị Nhung 1 năm sau ngày cưới vợ chồng chị đã có tin vui.

"Niềm vui đón chào con đầu lòng kéo dài không được bao lâu thì tôi đã nhận được tin dữ. Khi vợ chồng tôi hạnh phúc đi khám thai bác sĩ thông báo, thai lưu 2 tháng. Nghe thông báo từ bác sĩ tôi cảm thấy như sét đánh bên tai", chị Nhung tâm sự.

Sau lần hỏng thai đầu chị Nhung vẫn không nguôi hy vọng có thai lần tiếp theo. Tuy nhiên, chị càng mong chờ bao nhiêu thì niềm thất vọng lại càng tăng dần. 3 năm không thể có con lại, chị mới bắt đầu đi khám và làm IUI nhưng không thành công.

Trong quãng thời gian 6 năm vợ chồng chị Nhung vẫn không ngừng tìm cách điều trị để có con. Bất cứ ai chỉ ở đâu có thầy giỏi chữa vô sinh vợ chồng chị Nhung đều đi bốc thuốc uống. Nhưng kết quả có con vẫn vô vọng.

Vào năm 2016, vợ chồng chị Nhung đã tới Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khám, kết quả chị chị bị suy buồng trứng sớm. Dự trữ buồng trứng của chị Nhung thấp không đủ để có thể có con tự nhiên.

Các bác sĩ đã tư vấn vợ chồng chị Nhung nên làm IVF. Tuy nhiên, để có thể làm IVF chị Nhung phải gom trứng đủ số lượng trứng để tạo phôi.

Chị Nhung đã phải trải qua 5 lần gom trứng, lần nhiều nhất được 7 quả, lần ít chỉ được 3 quả.

Vào tháng 1/2018, chị Nhung đã tới viện kiểm tra và chuyển phôi. 5 ngày chuyển phôi chị Nhung không có biểu hiện gì nên chị nghĩ đã thất bại. Ngày thứ 7 chị Nhung đã quyết định đi thử máu và điều bất ngờ đã tới.

"Kết quả Bate ngày 7 tôi đã có thai, biết kết quả tôi đã khóc như một đứa trẻ", chị Nhung tâm sự.

Sau 5 lần gom trứng chị Nhung đã chuyển được 3 phôi tốt, chị mang thai và sinh 1 bé trai.

23 năm vợ không ở bên con chồng vẫn quyết ở bên vợ

Gom trứng để sinh con: Câu chuyện thật như đùa của người phụ nữ 41 tuổi ở Điện Biên - Ảnh 1.

Chị Hạnh và con gái, ảnh V.T.

Còn trường hợp của chị Hoàng Thị Hạnh (43 tuổi, ở Yên Bái) cũng đã trải qua 23 năm chữa vô sinh hiếm muộn với rất nhiều sự nhọc nhằn. Chị Hạnh lấy chồng từ năm 20 tuổi, chị cũng đã có một con sau khi cưới không lâu. Nhưng anh chị đã không may mắn khi bé được 1 tháng 21 thì ngày mất.

Một thời gian lâu sau đó chị Hạnh vẫn chưa thể có con trở lại. Đến năm 2000, vợ chồng chị Hạnh đã quyết định đi khám thì phát hiện chị bị tắc vòi trứng, anh sức khoẻ sinh sản bình thường.

Mong muốn có một mụ con anh chị cũng đã dùng đủ mọi cách để chữa trị nhưng không có kết quả.

Anh Trần Xuân Chính (45 tuổi – chồng chị Hạnh) tâm sự, trong suốt 23 năm chạy chữa vô sinh hiếm muộn hai vợ chồng anh chị cũng đã từng nghĩ tới việc bỏ nhau. Nhưng hai anh chị đã vượt qua mọi sóng gió để đồng hành cùng nhau. Anh chị đã xin một cháu làm con nuôi để cho gia đình có tiếng trẻ thơ, vợ chồng thêm gần gũi.

Với mong muốn có một đứa con do mình sinh ra, năm 2017 vợ chồng anh Chính đã tới Bệnh viện Nam học Hiếm muộn khám và làm IVF.  Kết quả vợ chồng anh Chính đã có được hưởng niềm hạnh phúc với thiên chức làm bố, làm mẹ. Anh chị đã có một bé gái 11 tháng tuổi xinh đẹp và khoẻ mạnh.

BS.CK.II Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học Hiêm muộn Hà Nội cho hay, hiện nay bệnh viện mỗi ngày tiếp nhận hàng chục nghìn ca đến khám và điều trị trong nhiều năm qua. Mỗi một trường hợp là những câu chuyện, nỗi niềm khác nhau.

Riêng với những người phải nhờ đến kỹ thuật IVF để có con thì câu chuyện của họ có phần đặc biệt và nhiều nỗi niềm hơn. Hiện nay, dù tỷ lệ thành công khi thực hiện IVF tại bệnh viện là khá cao, từ 50-60%.

Theo thống kê, vô sinh do vợ chiếm khoảng 40%, do chồng chiếm 40%, khoảng 10% do cả 2 vợ chồng và 10% không tìm thấy nguyên nhân. Như vậy, tỷ lệ vô sinh ở cả nam và nữ là ngang nhau.

Trước đây, vì nhiều lý do, quan niệm cho rằng vô sinh thường xuất phát từ nữ giới. Ngày nay, sự tiến bộ của y học cùng sự xuất hiện của các kỹ thuật mới trong điều trị vô sinh nam, nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới được tìm ra và có thể chữa trị được. Ứng với mỗi nguyên nhân đều có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại