Cách phòng ngừa viêm gan A

BS. Phương Anh |

Được biết, trẻ nhỏ rất dễ mắc phải viêm gan siêu vi A.

Vậy bác sĩ có thể giải thích cho em hiểu kỹ hơn về cách phòng ngừa và chữa trị khi bị viêm gan A.

Lò Thị Nhung (Lào Cai)

Thông thường bệnh viêm gan A ở trẻ em hầu như không có triệu chứng nhưng ở người lớn thường gây vàng da, vàng mắt. Bệnh viêm gan A cấp tính nặng đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ, nhưng ít có thể nặng ở người lớn.

Bệnh viêm gan siêu vi A là một bệnh tự giới hạn, hiếm khi gây tử vong. Bệnh thường có khởi phát đột ngột, cấp tính với các biểu hiện bao gồm sốt, khó chịu, mệt, chán ăn, buồn nôn, nôn, phát ban, đau khớp và đau cơ.

Các triệu chứng thường mất đi khi bắt đầu vàng da và nước tiểu sậm màu. Bệnh thường không trầm trọng và không kéo dài. Đôi khi biểu hiện tắc mật xảy ra muộn và kéo dài trong nhiều tháng đã được ghi nhận.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đa số bệnh tự giới hạn. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và kiêng rượu, bia trong giai đoạn viêm gan siêu vi A cấp.

Thường các bệnh nhân khỏi các biểu hiện lâm sàng và sinh hóa trong vòng 4-6 tuần, vấn đề dinh dưỡng nâng cao thể trạng, uống nhiều nước hoa quả cũng được khuyến cáo trong điều trị viêm gan siêu vi A.

Viêm gan siêu vi A lây theo đường tiêu hóa vì vậy nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sau: thực hiện tốt vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thực hiện ăn chín, uống sôi.

Cung cấp và sử dụng nước sạch, xử lý hệ thống rác và nước thải. Những loại sò, trai, hến, tôm cua, ốc... ở những vùng nhiễm bẩn cần được đun sôi hoặc hấp chín trước khi ăn. Khu nhà trẻ, mẫu giáo cần tuân thủ các quy tắc vệ sinh. Tiêm phòng là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng bệnh viêm gan siêu vi A.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại