Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran "đâm sau lưng"?

Hoài Giang |

Từ sau thỏa thuận Astana tháng 2/2019, Iran đã không tham gia các hoạt động quân sự của Nga-Syria, khiến chiến dịch vào Idlib chỉ đạt một số thành công nhỏ nhưng thiệt hại nặng.

Ngày 28/6, tờ The Arab News xuất bản bài viết "Chiến dịch quân sự Idlib thất bại trong khi cuộc cạnh tranh Nga-Iran tiếp diễn" (Idlib offensive stalls, as Russia-Iran rivalry continues) của nhà báo Paul McLoughlin.

Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về chiến sự tại Tây Bắc Syria những tháng gần đây, cũng như những "thuyết âm mưu" đằng sau chiến tuyến, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Iran quyết định không tham chiến ở Idlib, Nga - Syria thất bại

Chiến dịch quân sự Idlib của Quân đội Arab Syria (SAA) do Nga hậu thuẫn nhằm vào các khu vực do phiến quân kiểm soát ở Tây Bắc Syria thất bại đã phơi bày sự phụ thuộc của Syria vào Iran về vấn đề an ninh và thể hiện rõ rạn nứt trong quan hệ giữa Moscow và Tehran.

Trang web ủng hộ phiến quân Nedaa Syria đưa tin rằng Moscow rất tức giận vì thất bại của Lực lượng Tiger do Tướng Suheil al-Hassan chỉ huy trong việc giành lại các khu vực bị phiến quân tấn công, mặc dù có sự hỗ trợ về vũ khí và không kích áp đảo của Nga.

Liên minh các nhóm phiến quân đã chiếm lại gần như tất cả các vùng lãnh thổ mà họ đã mất trong những ngày đầu của chiến dịch vào cuối tháng 4, khi hỏa lực của không quân Nga giúp SAA di chuyển vào các ngôi làng mà phiến quân đã phải di tản ở Hama và Idlib.

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran đâm sau lưng? - Ảnh 1.

Theo nhà phân tích Charles Lister, kể từ sau thỏa thuận Astana tháng 2/2019, Iran đã không tham gia các hoạt động quân sự của Nga - Syria, khiến chiến dịch quân sự nhằm vào Idlib chỉ đạt được một số thành công nhỏ nhưng thiệt hại nặng.

Moscow hiện đã thừa nhận rằng việc Iran không sẵn sàng tham gia vào chiến dịch là một yếu tố quan trọng khiến SAA không thể tái chiếm một phần lãnh thổ ở tây bắc Syria sau chiến dịch kéo dài 2 tháng.

Moscow cũng đã phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế lớn do các hình ảnh thương vong dân thường của không quân Nga ở phía bắc Hama và phía nam Idlib.

Trong khi đó, SAA đã tổn thất nặng nề về người và trang bị, với các xe tăng bị bỏ lại trong các đợt tháo lui hoảng loạn và 51 binh sĩ đã thiệt mạng chỉ trong ngày 28/6, bất chấp những nỗ lực của Nga trong việc hiện đại hóa và chỉ huy tập trung quân đội Syria.

Có lẽ còn tai hại hơn cho Moscow là cuộc tấn công có thể châm ngòi cho sự rạn nứt với Thổ Nhĩ Kỳ ngay khi Ankara hoàn tất việc mua hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất, dẫn đến một cuộc đối đầu với Mỹ.

Cũng trong ngày 28/6, một người lính Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng ở Idlib sau khi bị pháo kích, điều này có khả năng gây thiệt hại cho mối quan hệ giữa hai nước trong thời gian tế nhị này.

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran đâm sau lưng? - Ảnh 2.

Dân quân Palestine Liwa al-Quds được Nga viện trợ quân tư trang và vũ khí cũng như đào tạo chiến thuật. Đơn vị này cùng lực lượng Tiger đang chiến đấu tại chiến trường Idlib - Hama.

Sức kháng cự của phiến quân và vai trò quan trọng của Iran

Kết luận từ các nhà quan sát là chiến dịch Idlib đã chứng tỏ sự bối rối đối của Moscow khi phiến quân thực hiện các cuộc đột kích liên tục vào các vị trí của SAA.

Dân quân được Iran hậu thuẫn, vốn là trụ cột của các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria, một lần nữa được chứng minh là những nhân vật chủ chốt trên chiến trường.

Mặc dù sự can thiệp của Nga vào cuộc chiến tranh với một chiến dịch không kích từ năm 2015 đã giúp Syria đạt được những lợi thế vượt trội, nhưng Moscow dường như không thể đưa những thành công này trở thành hiệu quả trên mặt đất.

Elizabeth Tsurkov, Nghiên cứu viên tại Diễn đàn Tư duy khu vực (Israel) bình luận:

"Mặc dù người Nga nỗ lực chuyên nghiệp hóa và các chiến dịch tuyển quân khổng lồ biến Quân đội Syria trở nên lợi thế về số lượng và sự vượt trội bởi hỏa lực trên không, cuối cùng vẫn là một lực lượng yếu kém, không thể tiến lên trên mặt đất.

Iran hiện không tham gia vào các chiến dịch ở Idlib vì nhiều lý do, bao gồm cả việc họ không thấy việc chiếm lại tỉnh này có tầm quan trọng chiến lược và họ muốn duy trì mối quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ".

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là nước ủng hộ phiến quân Syria và cáo buộc pháo binh SAA cố tình nhắm vào lực lượng giám sát ngưng bắn của họ ở Idlib.

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran đâm sau lưng? - Ảnh 3.

Bản đồ cho thấy số lượng các căn cứ của quân chính phủ, dân quân do Nga hậu thuẫn (Nâu-Đen-Xanh nhạt) và Iran hậu thuẫn (Xanh đậm).

Tsurkov nói rằng Iran đang chuyển hướng sang duy trì quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này phải đối mặt với những hạn chế kinh tế do lệnh trừng phạt của Mỹ.

"Iran đã không tham gia vào trận chiến (Tây Bắc Syria) nên chúng tôi thấy quân đội do Nga đào tạo và hỗ trợ bị phiến quân xóa sổ ở phía bắc Hama và Latakia", ông Tsurkov nói.

Ở phía bắc Hama, SAA đã đạt được tiến bộ nhưng cực kỳ hạn chế với đắt do không quân Nga không kích dữ dội. Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn bởi nó cho thấy sự cần thiết của Iran và các dân quân mà họ hỗ trợ để tái chiếm lãnh thổ từ tay phiến quân".

Hiệu suất kém của các đơn vị quân đội và dân quân Syria được Nga hậu thuẫn nhấn mạnh vấn đề rằng nếu không có sự hậu thuẫn hoàn toàn của Iran, chính phủ Syria không thể đảm bảo giữ vững chiến thắng trước phiến quân.

Tsurkov nói rằng các chiến dịch quân sự do Nga dẫn đầu trước đây vào Daraa và các lãnh thổ đối lập như Homs chỉ thành công do phiến quân buộc phải đầu hàng khi sự hỗ trợ của nước ngoài bị cắt giảm và nguồn cung cấp nhu yếu phẩm bị cạn kiệt.

Bất kỳ chiến dịch quân sự nào trong tương lai mà không có sự hỗ trợ của Iran cũng có thể sẽ phải đối mặt với kết quả tương tự như chiến dịch Idlib.

Phiến quân Quân đội Quốc gia Syria (NLF) thân Thổ Nhĩ Kỳ tăng viện từ phía bắc tỉnh Aleppo về mặt trận Idlib-Hama ngày 30/6.

Cuộc "Chiến tranh Lạnh" ngầm giữa Nga và Iran ở Syria

Syria vẫn đang trong tình trạng bị chia cắt, không chỉ dọc theo chiến tuyến giữa chính phủ với phiến quân mà cả bên trong các lãnh thổ do chính phủ kiểm soát.

Mặc dù Moscow và Tehran có một mục tiêu chung là đảm bảo sự tồn tại của chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, nhưng những báo cáo cho thấy đụng độ thường xuyên xảy ra giữa các chiến binh được hậu thuẫn bởi Moscow và Iran.

Những giao tranh cấp thấp này đã diễn ra ở những khu vực mà cả hai lực lượng trước đây đã chiến đấu cùng nhau, như ở Deir Ezzor, Đông Syria và Daraa ở miền nam có thể mô tả là một cuộc "Chiến tranh Lạnh".

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran đâm sau lưng? - Ảnh 6.

Kata'ib Hezbollah, nhóm dân quân Syria-Iraq được Iran xây dựng theo hình mẫu Hezbollah ở Lebanon đang tuyển mộ số lượng lớn cựu binh phiến quân ở Daraa và Deir Ezzor.

Cả hai khu vực nói trên của Syria đều có tiềm năng kinh tế hoặc có ý nghĩa chiến lược đối với Tehran và Moscow, với nguồn tài nguyên phong phú và các liên kết thương mại quan trọng.

Tình hình u ám của các cuộc cạnh tranh trong các khu vực này đã không bị rò rỉ ra bên ngoài bởi sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ áp đặt trong vùng.

"Trên khắp Syria có những cuộc đụng độ cấp thấp giữa các phe phái vũ trang được điều hành bởi Iran và những người được Nga hỗ trợ.

Những giao tranh này có thể bắt nguồn từ xung đột trước chiến tranh, cạnh tranh quyền lực và khai thác tài nguyên, nhưng đôi khi nó thể hiện thực tế là các thế lực địa phương bị nước ngoài giật dây để ganh đua, nhằm đạt được ảnh hưởng lớn hơn" Tsurkov nói thêm.

"Ở miền Tây Syria và ở Daraa, đã có một số nỗ lực của Nga nhằm hạn chế sự hiện diện của lực lượng dân quân Hezbollah thân Iran, nhưng những dân quân đó vẫn tiếp tục hoạt động ở những khu vực này mặc dù những nỗ lực hạn chế của Nga".

Một số vụ ám sát các nhân vật ủng hộ chính phủ ở Daraa đã được hiểu là một dấu hiệu của một cuộc nổi dậy đang gia tăng ở miền nam. Các nhà phân tích thì cho rằng nó có thể biểu thị một cuộc chiến cấp thấp về ảnh hưởng giữa Iran và Nga.

Nếu hai quốc gia này không tìm cách đàm phán, xung đột sẽ lớn dần và ảnh hưởng đến sự tồn vong của chính phủ Syria mà họ đã cố giữ để không sụp đổ suốt 8 năm qua.

Hàng chục binh sĩ SAA tháo chạy hôm 29/6 mặc dù đã được yểm trợ bởi pháo binh cũng như không kích của Nga (Nguồn tuyên truyền của phiến quân).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại