Tên lửa "Made in China" lâm trận ở Libya: Những đòn tập kích hủy diệt xé toạc bầu trời đêm

Anh Tú |

Theo điều tra của nhà phân tích quốc phòng Arnaud Delalande, các tên lửa LJ-7 do Trung Quốc chế tạo đã được sử dụng trong một loạt cuộc không kích phá hủy các mục tiêu ở Tripoli, Libya.

Cuộc xung đột quân sự tại Libya vẫn đang diễn biến rất gay cấn khi chiến dịch quân sự của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar phát động tái chiếm Thủ đô Tripoli đặt dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) chưa tạo được bước đột phá quyết định.

Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia quân sự đang cáo buộc Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sử dụng máy bay không người lái (UAV) do Trung Quốc sản xuất thực hiện các cuộc không kích chết người để yểm trợ cho tướng Haftar đẩy mạnh đà tiến công lật đổ GNA.

Những ngày gần đây, trong các cuộc oanh tạc diễn ra vào ban đêm, giới quan sát chiến sự Libya đã phát hiện thấy UAE sử dụng các máy bay không người lái Wing Loong II của Trung Quốc đánh phá nhiều mục tiêu ở Tripoli.

"Mua các UAV từ Mỹ tốn rất nhiều thời gian, đắt đỏ lại phải tuân thủ nhiều điều kiện trong khi hoạt động mua sắm UAV từ Trung Quốc diễn ra nhanh chóng, rẻ tiền và chẳng phải chịu sự ràng buộc nào", Jalel Harchaoui thuộc Viện Clingendael ở Hà Lan bình luận.

Tên lửa Made in China lâm trận ở Libya: Những đòn tập kích hủy diệt xé toạc bầu trời đêm - Ảnh 1.

Các mảnh vỡ của tên lửa LJ-7 do Trung Quốc chế tạo được tìm thấy ở Tripoli

Năm 2016, UAE từng yểm trợ không quân cho tướng Haftar từ một căn cứ mà nước này thiết lập ở Al Khadim miền Đông Libya. Các máy bay không người lái do Trung Quốc chế tạo cũng đã được UAE sử dụng để tấn công Derna hồi năm ngoái khi tướng Haftar chiến đấu với các tay súng khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại đây.

"Các cuộc không kích diễn ra ban đêm nên rất có khả năng UAE đã điều động tới UAV Trung Quốc", chuyên gia Aniseh Bassiri Tabrizi của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận xét. "UAE từng hiệp đồng với Mỹ sử dụng chúng ở Yemen".

Dựa trên các dữ liệu tổng hợp, nhà phân tích quốc phòng Arnaud Delalande cho rằng, dòng tên lửa không đối đất có điều khiển LJ-7 (Blue Arrow 7) do Trung Quốc chế tạo cũng đã được sử dụng trong các cuộc không kích nhằm vào lực lượng trung thành với GNA.

Tên lửa Made in China lâm trận ở Libya: Những đòn tập kích hủy diệt xé toạc bầu trời đêm - Ảnh 2.

Tên lửa LJ-7 có thể được trang bị cho UAV Wing Loong II của Không quân UAE

Arnaud Delalande đã công bố trên website riêng của mình những hình ảnh về các mảnh vỡ của tên lửa Blue Arrow 7, loại thường được phóng đi từ máy bay không người lái Wing Loong II.

"Hoàn toàn có thể phóng các UAV này đi từ căn cứ Al Khadim, địa bàn nằm cách Tripoli khoảng 460 dặm. Phi công ở căn cứ này sẽ điều khiển các UAV qua một trạm trung chuyển di động đặt gần Tripoli", chuyên gia Justin Bronk, cũng thuộc RUSI bình luận.

LJ-7 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa điều khiển laser bán chủ động HJ-10 có tầm bắn lên tới 7 km. Đầu đạn của nó có thể xuyên thủng một lớp giáp dày 1.400mm. UAV Wing Loong là phương tiện mang phóng chính của loại tên lửa này.

Theo điều tra của Delalande, các tên lửa LJ-7 đã được sử dụng trong một loạt cuộc không kích phá hủy các mục tiêu của GNA ở các thị trấn Wadi Rabe, Al-Hira, al-Azizia và Ain Zara từ ngày 17-21/4/2019.

Không quân UAE có sự hiện diện lớn tại căn cứ Al-Khadim. Một báo cáo của IHS Jane từng tiết lộ, căn cứ này triển khai nhiều máy bay trinh sát và tấn công hạng nhẹ IOMAX AT-802i BPA, 2 trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk và ít nhất 2 UAV Wing Loong.

Trung Quốc trình diễn UAV Wing Loong II phiên bản nâng cấp tại Triển lãm Hàng không Dubai

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại