Rampage - "Sát thủ diệt Pantsir"?
Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông khắp thế giới bắt đầu lan tỏa thông tin về việc Israel thử nghiệm các tên lửa tối tân Rampage ở Syria.
Ngày 13/4, Không quân Israel, từ không phận của Li-băng, đã thực hiện cuộc tấn công nhằm vào tỉnh Hama, mà trực tiếp là thành phố Masiaf. Cách không xa khu dân cư này có nhiều căn cứ thuộc các tổ chức của Iran và có liên hệ với Iran.
Theo một vài thông tin, ở đây có nhà máy sản xuất tên lửa. Những tên lửa của Israel phải thực hiện cuộc tấn công nhằm vào chính nhà máy này, cũng như các kho vũ khí.
Rất khó có thể đánh giá cuộc tấn công này của Quân đội Israel đã thành công tới mức nào. Người Israel không thông tin về kết quả, nhưng các nguồn tin khác thì đưa ra nhiều thông tin.
Một vài phương tiện truyền thông cánh tả của Syria thông báo về những thiệt hại to lớn, trong khi các binh lính Syria có mặt cách không xa cuộc tấn công, lại đưa ra con số thiệt hại tối thiểu, căn cứ vào số lượng lớn các tên lửa được phóng ra.
Sự đặc biệt của Rampage ở chỗ, không hiểu tại sao nó lại được người ta gán cho tên gọi là "sát thủ diệt Pantsir". Có lẽ, tên gọi này được hiểu rằng các tổ hợp của Nga là mục tiêu dễ bị chúng tiêu diệt nhất.
Tiêm kích F-16 phóng tên lửa dẫn đường Maverick. Ảnh: Raytheon
Trong cuộc nói chuyện với chuyên gia quân sự Alexei Leonkov do phóng viên Svpressa.ru (Nga) thực hiện, chuyên gia này tuyên bố rằng, không có bằng chứng thuyết phục cho việc đặt tên này.
Bản chất là ở chỗ, Rampage, về nguyên lý được chế tạo để thực hiện những chức năng hoàn toàn khác, còn đối với Pantsir thì phải sử dụng các loại đạn điều khiển, mà chuyên gia này nhắc tới một trong số đó là tên lửa cho tổ hợp chống tăng vác vai Spike đang được người Israel sử dụng.
Liên quan tới những mối đe dọa đối với S-300, ông Leonkov nói rằng hiện nay quân đội Israel khó mà có đủ dữ liệu về khả năng hoạt động của các tổ hợp do Nga sản xuất, từ đó Israel không thể chế tạo được quả tên lửa "hoàn hảo" để chống lại S-300.
Vấn đề ở chỗ, những tổ hợp mà quân đội Israel có cơ hội nghiên cứu tại Síp và Ukraine khác nhiều so với những phiên bản hiện đại. Theo lời chuyên gia này, hiện nay các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga ngay từ đầu đã được chế tạo theo kiểu có thể nhanh chóng nâng cấp. Cho nên Israel gần như không rõ về những tổ hợp của Nga ở Syria.
Bên cạnh đó, chuyên gia này nhấn mạnh rằng, trong thời gian gần đây, Tel-Aviv tăng cường mạnh mẽ hoạt động tuyên truyền ý tưởng về ưu thế vũ khí của mình trước Nga. Đương nhiên, đó là cách hiểu sai lầm về sự đối đầu của khí tài hai nước.
Ông Leonkov cho rằng, về nguyên tắc, cơ hội tiêu diệt S-300 của Israel là không phải không có, nhưng chỉ trong trường hợp tổ hợp này được vận hành bởi một ê kíp được huấn luyện kém.
Trong tương lai, những tổ hợp S-300 được bàn giao cho Syria sẽ do binh lính Syria trực tiếp vận hành. Vậy khi đó Israel sẽ thử tấn công các tổ hợp của Nga. Và nếu như chiến dịch này mang lại thành công, thì Tel-Aviv sẽ loan tin khắp thế giới và coi đó như một thành tựu vĩ đại.
Những rủi ro này là có – chuyên gia này nhắc tới hai tổ hợp Pantsir từng bị quân đội Israel tiêu diệt. Trong cả hai trường hợp, theo chuyên gia Leonkov cho biết, binh lính Syria đã vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực an toàn và vận hành những tổ hợp này. Ông cũng nhắc lại câu chuyện liên quan tới chiếc T-90 bị bắn hạ do cửa nóc không được đóng xuống.
Vì thế, hệ thống phòng vệ "Shtora" đã không hoạt động. Một câu hỏi đặt ra – tại sao chiếc xe tăng của Syria lại mở cửa nóc khi di chuyển trong vùng nguy hiểm? Cho nên vấn đề chính của khí tài Nga tại Syria – đó là các khẩu đội không biết cách vận hành do được huấn luyện kém.
Hiện trường vụ tấn công các tòa nhà tại Khu Công nghiệp Shaykh Najjar ở Aleppo, Syria bằng bom GBU-39 của tiêm kích Israel. Ảnh: ISI
Phòng không "cổ lỗ" của QĐ Syria cũng đủ sức chế ngự Rampage
Nhiều chuyên gia quân sự khác của Nga cho rằng Rampage không phải là tên lửa hiệu quả và các hệ thống phòng không "cổ lỗ" được chế tạo từ thời Liên Xô của quân đội Syria bố trí ở khu vực bị Rampage tấn công cũng có thể "giải quyết" được nó. 6 trong số 10 quả tên lửa đã bị bắn rơi, nghĩa là hiệu quả chỉ đạt mức 40%, một chỉ số đáng hổ thẹn đối với tên lửa siêu hiện đại.
Tuy nhiên, các tên lửa Rampage cũng đã thực hiện được những cuộc tấn công gây hủy diệt. Thứ nhất, kể cả giới chức Damascus cũng không phủ nhận cuộc tấn công và các hư hại mà chúng gây ra cho những căn cứ ở đây. Thực ra, người ta đã nêu rõ những mục tiêu bị tấn công là của quân đội Syria, chứ không phải Iran.
Thứ hai, công ty do thám ImageSat International của Israel đã công bố các bức ảnh khẳng định rằng một vài tòa nhà ở Masiaf đúng là đã bị hư hại.
Căn cứ vào những gì đã đề cập, có thể đi tới kết luận rằng, tạm thời vẫn còn sớm để đưa ra đáp án về tính hiệu quả của Rampage và hạ thấp mối nguy hiểm do tên lửa này có thể gây ra. Tuy nhiên, đối với S-300 và S-400 thì chúng khó có thể là mối hiểm họa to lớn.
Thứ nhất, Tel-Aviv không dám trực tiếp đối đầu với Nga trong mọi tình huống. Và về phương diện quân sự, so sánh Nga và Israel là điều vô nghĩa – đây hoàn toàn là hai "hạng cân" khác nhau.
Thứ hai, nếu như đúng là Israel đang sở hữu những tên lửa đặc biệt có khả năng chống lại các hệ thống phòng không do Nga chế tạo, thì họ đã không phải quá bận tâm tới việc S-300 được chuyển giao cho quân đội Syria.
Nên nhớ, khi thông báo về việc các tổ hợp này sẽ được chuyển giao cho Syria sau sự kiện chiếc Il-20 bị bắn rơi, Israel đã làm ầm lên – các chính khách của họ đã dùng mọi cách để thuyết phục Nga không làm điều đó.
Đương nhiên, đó là do tiềm lực giới hạn của quân đội Israel trong việc chống lại các tổ hợp phòng không phiên bản mới nâng cấp do Nga sản xuất.
PK Syria đáp trả vụ tấn công tên lửa của Israel ngày 21/1/2019