Nam ca sĩ phải vào viện vì nhiễm tụ cầu khuẩn khi bắt tay người khác: 4 dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh chết người

Tr. Thu |

Ông được chẩn đoán với 3 loại nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trên ngón tay cái - một trong số đó đã lan đến ngón giữa.

Ozzy Osbourne là ca sĩ nhạc rock metal. Năm nay 70 tuổi nhưng ông vẫn có những chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới. Thế nhưng trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Rolling Stone, nam ca sĩ tự xưng là "Hoàng tử của bóng tối" đã chia sẻ chi tiết những triệu chứng lạ khiến anh phải đến phòng cấp cứu vào đầu tháng.

Đó cũng là lý do buộc anh phải hoãn một số buổi diễn của chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của mình và anh tin rằng mình đã lây bệnh khi bắt tay ai đó.

Nam ca sĩ phải vào viện vì nhiễm tụ cầu khuẩn khi bắt tay người khác: 4 dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh chết người - Ảnh 1.
Nam ca sĩ phải vào viện vì nhiễm tụ cầu khuẩn khi bắt tay người khác: 4 dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh chết người - Ảnh 2.

Nam ca sĩ Ozzy Osbourne chia sẻ về căn bệnh nhiễm tụ cầu khuẩn mà mình mắc phải do bắt tay người khác.

Osbourne lần đầu tiên nhận ra mình có một vấn đề không ổn khi thấy ngón tay cái bên tay phải sưng phồng lên với kích thước như một bóng đèn. Lúc đầu, do không nghĩ là mình bị bệnh nên ông còn đùa giỡn, nhưng ngay sau khi bác sĩ nói rằng "ông đang gặp một vấn đề rất nghiêm trọng" thì ông hiểu rằng mình đang gặp nguy hiểm thực sự.

Ông được chẩn đoán với 3 loại nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trên ngón tay cái - một trong số đó đã lan đến ngón giữa.

Nhiễm tụ cầu khuẩn là gì?

Theo Mayo Clinic, nhiễm tụ cầu khuẩn là do vi khuẩn tụ cầu staphylococcus - thường được tìm thấy trên da hoặc ở mũi. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể "nuôi dưỡng" loại vi khuẩn này. Thực tế, có 30% khả năng những vi khuẩn này sống bên trong mũi của bạn tại mọi thời điểm.

Tuy nhiên, vi khuẩn staphylococcus không phải lúc nào cũng chết người. Trong một cuộc chia sẻ với trang Prevention về các dấu hiệu nhiễm tụ cầu khuẩn, Paul Fey, tiến sĩ, giám đốc y khoa thuộc khoa vi sinh của trường Đại học Nebraska Medical Center, giải thích rằng; Những vi khuẩn này đủ thân thiện để sống trên cơ thể chúng ta mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào.

Nhưng đó là khi chúng lan đến các bộ phận khác của cơ thể, nơi chúng không "được phép sống" như máu, khớp, phổi và tim thì chúng có thể gây nhiễm trùng chết người. Trong trường hợp của Osbourne, các bác sĩ của ông tin rằng ông đã lây bệnh từ người khác qua việc bắt tay ai đó.

Nam ca sĩ phải vào viện vì nhiễm tụ cầu khuẩn khi bắt tay người khác: 4 dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh chết người - Ảnh 3.

Theo Mayo Clinic, nhiễm tụ cầu khuẩn là do vi khuẩn tụ cầu staphylococcus - thường được tìm thấy trên da hoặc ở mũi.

4 triệu chứng nhiễm khuẩn tụ cầu phổ biến

Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể người và động vật.

Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người. Có 3 loài tụ cầu có khả năng gây bệnh nhiễm trùng ở người: Staphylococcus aureus (S.aureus: tụ cầu vàng) được xem là tụ cầu gây bệnh, Staphylococcus epidermidis (S. epidermidis) và Staphylococcus saprophyticus (S. saprophyticus) thường xem như là tụ cầu không gây bệnh; tuy nhiên 2 loài sau cũng có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn trong phẫu thuật tim, trong thông tĩnh mạch.

Người bị nhiễm khuẩn tụ cầu có thể nhận thấy có một số triệu chứng như sau:

- Nổi mụn nhọt hoặc có mụn mủ

Nam ca sĩ phải vào viện vì nhiễm tụ cầu khuẩn khi bắt tay người khác: 4 dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh chết người - Ảnh 4.

Tiến sĩ Fey nói với Prevention rằng nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thường có biểu hiện trên da là nổi mụn nhọt đầy mủ hoặc viêm da. Ví dụ, nếu bạn bị muỗi cắn trên cánh tay và vi khuẩn tụ cầu trên ngón tay của bạn vì bạn đã gãi mũi, vi khuẩn tụ cầu trên ngón tay của bạn có thể gây nhiễm trùng vào vết cắn khi bạn gãi nó.

Giống như một phản ứng dây chuyền xấu, vết cắn đó có thể bị nhiễm trùng và biến thành một vết thương đầy đau đớn, đầy mủ. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn cũng có thể biến thành một đám mụn rộp giống như phát ban được gọi là "bệnh chốc lở".

- Ngộ độc thực phẩm

Nam ca sĩ phải vào viện vì nhiễm tụ cầu khuẩn khi bắt tay người khác: 4 dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh chết người - Ảnh 5.

Vi khuẩn tụ cầu khuẩn có thể lây nhiễm qua thức ăn của bạn. Khi vi khuẩn tấn công thức ăn, nó sẽ nhân lên và tạo ra độc tố, có thể khiến bạn bị bệnh nặng hơn. Các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày thường xuất hiện trong vòng 6 giờ.

Trong khi nấu thức ăn có thể tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu khuẩn, nó sẽ không loại bỏ các độc tố gây bệnh cho bạn, vì vậy hãy chắc chắn rửa sạch tay trước khi xử lý thực phẩm.

- Sốt

Nam ca sĩ phải vào viện vì nhiễm tụ cầu khuẩn khi bắt tay người khác: 4 dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh chết người - Ảnh 6.

Những người nhập viện có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn tụ cầu hơn. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng máu được gọi là "nhiễm khuẩn huyết". Các triệu chứng nhiễm trùng huyết bao gồm sốt và hạ huyết áp, trong máu...

Nhiễm tụ cầu khuẩn khó kiểm soát hơn vì chúng có thể lan sang tim, xương và các cơ quan khác. Nó cũng có thể dẫn đến các nhiễm trùng khác như viêm phổi, nhiễm trùng xương được gọi là viêm tủy xương, và nhiễm trùng trong lớp niêm mạc của tim.

- Hội chứng sốc độc tố

Nam ca sĩ phải vào viện vì nhiễm tụ cầu khuẩn khi bắt tay người khác: 4 dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh chết người - Ảnh 7.

Các độc tố mà staph tạo ra có thể tích lũy và gây ra một loại ngộ độc máu gọi là hội chứng sốc độc. Các triệu chứng của hội chứng sốc độc bao gồm sốt đột ngột, nôn mửa hoặc tiêu chảy, đau cơ, đau đầu và phát ban trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt dùng băng vệ sinh dày, bẩn...

Nhiễm tụ cầu khuẩn nguy hiểm thế nào?

Các nhiễm trùng nông trên da như chốc lở hay viêm mô tế bào là phổ biến nhất. Những phụ nữ cho con bú có thể bị nhiễm một bệnh do tụ cầu gọi là chứng viêm vú, vi khuẩn có thể xâm nhập vào sữa mẹ. Tụ cầu khi vào phổi có thể gây viêm phổi. Khi vào xương nó có thể gây viêm tủy xương.

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng cũng có thể gây nhiễm trùng ở tim và van tim (viêm cơ tim). Nếu tụ cầu lưu thông trong máu, nó có thể ảnh hưởng đến rất nhiều hệ cơ quan trong cơ thể và gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng (nhiễm khuẩn huyết). Nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới sốc hay suy đa phủ tạng và gây tử vong.

Nam ca sĩ phải vào viện vì nhiễm tụ cầu khuẩn khi bắt tay người khác: 4 dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh chết người - Ảnh 8.

Nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới sốc hay suy đa phủ tạng và gây tử vong.

Nhiễm tụ cầu khuẩn được điều trị như thế nào?

Hầu hết các nhiễm trùng tụ cầu khuẩn đều được điều trị bằng kháng sinh và thoát nước trong vùng bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm tụ cầu khuẩn không đáp ứng với kháng sinh thông thường, vì vậy bạn sẽ cần phải được điều trị tại bệnh viện để được điều trị đúng cách.

Trong trường hợp của Osbourne, bác sĩ đã làm "đông cứng" ngón tay cái của ông và thực hiện phẫu thuật. Sau một tuần điều trị trong bệnh viện, ông được ra viện.

Cách phòng ngừa nhiễm tụ cầu khuẩn

Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm tụ cầu khuẩn - đặc biệt là khi bạn đang xử lý thực phẩm hoặc đang có vết thương hở hoặc trầy xước da. Giữ cho làn da bị bị trầy xước tránh xa các khu vực có khả năng chứa vi khuẩn, chẳng hạn như thiết bị tập thể dục...

Nguồn: Prevention

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại