"Con ngáo ộp" S-300VM Nga không cứu được Ai Cập tránh khỏi đòn hủy diệt của KQ Israel?

Trung Phạm |

Được triển khai ở phần lãnh thổ phía Đông đất nước, các tổ hợp tên lửa S-300VM sẽ giúp Ai Cập bảo vệ được toàn bộ Bán đảo Sinai, thậm chí vượt sang cả phần không phận Israel.

Như đã đề cập trong bài viết trước, một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định tới cục diện cuộc chiến Yom Kippur 1973 giữa Israel và liên minh Ả Rập trong suốt 19 ngày ở Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan chính là cuộc đối đầu giữa lực lượng không quân tinh nhuệ của Israel và các tổ hợp tên lửa đất đối không tiên tiến mà Liên Xô trang bị cho khối Ả Rập.

Xét tới lợi thế về chất lượng phi công của Israel, cùng với việc Ai Cập đánh mất hàng trăm máy bay chiến đấu trong khi chỉ gây thiệt hại nhỏ cho Không quân Israel, thì điều này có nghĩa rằng, mặc dù phi đội tiêm kích của Ai Cập hiện nay, dù lớn gấp 3 lần quy mô của Israel, họ vẫn rất bất lợi trong cuộc chiến trên không ở Bán đảo Sinai.

Phòng không Israel chưa phải đã xuất sắc...

Mức độ sẵn sàng chiến đấu cao hơn nhờ những kinh nghiệm tác chiến hiện tại với Syria, Hezbollah và Iran, Israel vẫn có lợi thế đáng kể trên không. Tuy nhiên, các khả năng phòng không của nước này, đặc biệt là những phương tiện dùng để tấn công máy bay kẻ thù vẫn rất cần phải được cải thiện.

Kể từ sau cuộc chiến tranh Yom Kippur, Israel chưa phải đối đầu với một đối thủ nào ngang tầm nên nước này đã phát triển được một lá chắn phòng thủ đa tầng rất uy lực gồm các hệ thống như David’s Sling và Iron Dome.

Thế nhưng, khả năng của Israel trong việc đối phó với máy bay chiến đấu của kẻ thù từ lâu chưa được thử thách, cần phải tiếp tục cải thiện và đây cũng là một thực tế tương tự với nhiều nước phương Tây.

Hệ thống tên lửa tầm xa duy nhất của Israel là tổ hợp Patriot do Mỹ chế tạo không những bị giới hạn về tầm bắn và khả năng mà quan trọng hơn nó còn có mức độ tin cậy rất đáng ngờ sau nhiều lần không chứng tỏ được hiệu quả hoạt động.

Lấy ví dụ đơn giản, chỉ một máy bay không người lái của Iran hoạt động trên lãnh thổ Israel tháng 2/2018 cũng đã thoát được 2 loạt hỏa lực từ Patriot cho tới khi nước này phải điều trực thăng tấn công tới bắn hạ.

Con ngáo ộp S-300VM Nga không cứu được Ai Cập tránh khỏi đòn hủy diệt của KQ Israel? - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không Patriot khai hỏa

...nhưng S-300VM khó cứu được Ai Cập khi phải đối đầu với KQ Israel?

Trong khi đó, Ai Cập lại trang bị cho mình một mạng lưới tên lửa phòng không nhiều tầng uy lực hơn nếu phải đánh chặn các máy bay chiến đấu.

Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, Quân đội Ai Cập sử dụng các tên lửa S-75 và S-125 chỉ có tầm bắn giới hạn ở 35 km và 45 km thì các hệ thống phòng không hiện đại hơn mà nước này mua từ Nga đã gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ cho các lực lượng mặt đất.

Năm 2014, Ai Cập đặt mua các hệ thống S-300VM của Nga và đưa vào hoạt động từ năm 2017. Israel cũng phải đối phó với mối đe dọa tương tự từ Iran và có thể là cả quốc gia láng giềng Syria. Với 4 tổ hợp S-300 được đưa vào biên chế ở Ai Cập, chúng sẽ bộc lộ một mối đe dọa không hề nhỏ với các máy bay chiến đấu của Irael.

Đây là tổ hợp phòng không đầu tiên trên thế giới có khả năng tấn công cả tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo của đối phương. S-300 được trang bị các thiết bị chống tác chiến điện tử tiên tiến được đánh giá là một thách thức lớn đối với những hệ thống tác chiến điện tử hàng đầu thế giới trang bị trên các máy bay của Israel.

S-300VM có tầm bắn 250 km và có thể đồng thời tấn công 24 máy bay địch thủ. Trong khi S-125 và S-75 là các hệ thống tên lửa đất đối không thuộc thế hệ cũ thì S-300VM mới được đưa vào biên chế nhiều thập kỷ sau sự xuất hiện của F-15, F-15E và F-16 nên có thể tấn công miễn nhiễm với các phương tiện này.

Con ngáo ộp S-300VM Nga không cứu được Ai Cập tránh khỏi đòn hủy diệt của KQ Israel? - Ảnh 2.

Tổ hợp tên lửa S-300V

Được triển khai ở phần lãnh thổ lục địa phía Đông các tổ hợp tên lửa này sẽ mang lại cho Ai Cập khả năng bảo vệ toàn bộ Bán đảo Sinai, thậm chí vượt sang cả phần không phận Israel.

Dù không phải là hệ thống phòng không duy nhất của Ai Cập nhưng S-300VM chắc chắn là vũ khí uy lực nhất có thể làm thay đổi cuộc chơi nếu chiến tranh một lần nữa xảy ra trên Bán đảo Sinai.

Bên cạnh đó, các hệ thống khác gồm tên lửa tầm trung BuK và KuB, các biến thể nâng cấp của S-125 và S-75 cũng như các tổ hợp phòng không tầm ngắn Strela và Tor đã mang lại cho lực lượng mặt đất của Ai Cập một mạng lưới phòng thủ đa tầng.

Thêm nữa, với việc nhiều hệ thống như BuK, Tor và Strlea là những tổ hợp có khả năng cơ động cao, chúng sẽ giúp lực lượng mặt đất Ai Cập có được tầm che chắn tốt - một sự bổ trợ quan trọng cho các khả năng của S-300.

Mặc dù Israel vẫn sở hữu một lực lượng không quân tốt hơn nhưng nước này lại không có được một mạng lưới tên lửa phòng không tương tự khiến Ai Cập chiếm được lợi thế đáng kể về khả năng này.

Con ngáo ộp S-300VM Nga không cứu được Ai Cập tránh khỏi đòn hủy diệt của KQ Israel? - Ảnh 3.

Tên lửa phòng không S-125

Đối chiếu với cách phân tích trên, tình hình hiện nay, xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, tương đối giống với tình hình của cuộc chiến Yom Kippur cách đây 45 năm, tức hệ thống phòng không Ai Cập vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc khóa chặt các máy bay chiến đấu của Israel.

Với tầm che chắn vượt qua cả Bán đảo Sinai, thay vì chỉ giới hạn ở mũi phía Tây như năm 1973, Ai Cập dường như đang ở một vị thế phòng thủ tốt hơn.

Như vậy, nếu xung đột xảy ra, chìa khóa thắng lợi của Israel một lần nữa vẫn nằm ở khả năng chia cắt các lực lượng Ai Cập khỏi hệ thống phòng thủ của họ, một nhiệm vụ khó khăn hơn rất nhiều trong bối cảnh hiện nay.

Ai Cập không được trang bị các pháo đài phòng thủ gồm nhiều tổ hợp tên lửa và radar như những quốc gia khác, chẳng hạn như Triều Tiên, nước này vẫn có thể bị dính đòn không kích chính xác từ Israel nếu không đánh chặn được máy bay đối phương.

Tuy nhiên, bởi vì S-300VM được thiết kế đặc biệt chuyên cho các nhiệm vụ đánh chặn tên lửa và bởi Israel thiếu các tên lửa hành trình hoặc đạn đạo tương tự như Brahmos của Ấn Độ hay Kalibr của Nga nên việc vô hiệu hóa các hệ thống tên lửa của Ai Cập từ trên không vẫn là một thách thức rất lớn.

Tiến hành một cuộc tấn công trên bộ nhằm vào các lực lượng mặt đất Ai Cập để phá hủy được các tổ hợp tên lửa cũng là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi đối với các đơn vị bộ binh Israel.

Do đó, chìa khóa với Israel trong những năm tới đây sẽ là phải trang bị được những loại tên lửa có khả năng tấn công từ ngoài ô phòng không địch thủ nếu như Tel Aviv muốn tránh bị tổn thương trên mặt trận Bán đảo Sinai.

Hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại