Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định tới cục diện cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và liên minh Ả Rập trong suốt 19 ngày trên hai mặt trận tách biệt ở Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan chính là cuộc đối đầu giữa lực lượng không quân tinh nhuệ của Israel và các tổ hợp tên lửa đất đối không tiên tiến mà Liên Xô trang bị cho khối Ả Rập.
Tại cuộc chiến tranh này, lực lượng không quân Liên minh Ả Rập đã không thể đối chọi được với các phi đội tiêm kích Israel oanh tạc trên bầu trời, một phần bởi đội hình máy bay chiến đấu hai động cơ F-4E Phantom sở hữu các khả năng vượt trội hơn nhưng chủ yếu là do trình độ tấn công chính xác của các phi công Israel.
Trong khi đó, các hệ thống phòng không tân tiến lúc bấy giờ do Liên Xô cung cấp, gồm cả S-75 và S-125, mặc dù giữ vai trò nòng cốt bảo vệ các đơn vị mặt đất của các nước Ả Rập chống trả các đòn tấn công từ trên không của Israel nhưng lại không phát huy được tác dụng.
Tổng thống Ai Cập tự tay viết giấy báo tử cho quân đội
Trên mặt trận châu Phi (Bán đảo Sinai), dù phải đối đầu với sự phản kháng quyết liệt từ Ai Cập cùng với sự yểm trợ mạnh mẽ từ Algeria, Libya và Triều Tiên, Quân đội Israel cuối cùng vẫn giành chiến thắng là nhờ đã cắt đứt được hỏa lực yểu trợ từ tên lửa phòng không Ai Cập cho các lực lượng mặt đất.
Thực vậy, bất chấp sự phản đối từ Tổng tham mưu trưởng Saad Al Shazly, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat khi đó vẫn ban hành một sắc lệnh buộc các đơn vị bộ binh phải tấn công vào Bán đảo Sinai mà không được các tổ hợp tên lửa đất đối không bảo vệ.
Israel đã rất nhanh chóng chớp lấy thời cơ này và điều các phi đội tiêm kích oanh tạc, song song với đó là đưa bộ binh chọc thủng các tuyến phòng thủ của Ai Cập để tiến vào đại lục và vô hiệu hóa các hệ thống phòng không ngay từ dưới mặt đất.
Khi những hệ thống phòng không này đã bị tiêu diệt, toàn bộ lực lượng mặt đất của Ai Cập và quân đồng minh phải phơi mình trước các đòn không kích ồ ạt của Israel.
Đến lúc này, việc Israel khép chặn vòng vây Thê đội Ba của Quân đội Ai Cập trong lúc cho không quân tấn công các đường dây liên lạc, nguồn cung cấp nước, và nhiều cơ sở hạ tầng trọng yếu khác của Cairo chỉ còn là vấn đề thời gian. Kết cục, Ai Cập đã buộc phải đình chiến và cho phép Israel đưa ra những điều khoản có lợi khi thực thi thỏa thuận ngừng bắn.
Israeli Air Force F-15 Air Superiority Fighters
45 năm sau, đánh nữa, Ai Cập vẫn thua đau Israel?
Israel và Ai Cập hiện nay đã chung sống hòa bình. Tuy nhiên, sau cuộc chiến tranh năm 1973 Ai Cập đã buộc phải ký một hiệp ước công nhận sự tồn tại của nhà nước Do Thái và phi quân sự hóa Bán đảo Sinai mới giành lại được chủ quyền bán đảo này.
Câu hỏi đặt ra ở đây là lực lượng hai bên sẽ đối đầu với nhau như thế nào nếu chiến tranh tương lai xảy ra trong cuộc xung đột giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ có tầm quan trọng chiến lược kết nối Trung Đông với châu Phi?
Hơn 45 năm qua, tiềm lực quân sự của cả hai quốc gia đã không ngừng lớn mạnh. Ngay sau cuộc chiến Yom Kippur, Ai Cập đã từ bỏ khối Xô Viết và các đồng minh cũ, phát triển quan hệ gần gũi hơn với các nước phương Tây. Điều này thể hiện rõ trong chương trình mua sắm trang thiết bị quân sự của nước này.
Trong khi đó, Israel đã xây dựng được một ngành công nghiệp quốc phòng nội địa hùng mạnh, thay thế các phương tiện vũ khí của phương Tây bằng những mẫu thiết kế trong nước ưu việt hơn, điển hình như dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava và hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow.
Máy bay F-4 Phantom
Bên canh đó, Israel cũng cải tiến những máy bay chiến đấu của Mỹ bằng những hệ thống điện tử hàng không, phương tiện tác chiến điện tử nội địa tân tiến hơn nhằm nâng cao tối đa các khả năng chiến đấu.
Mặc dù đã có rất nhiều thay đổi diễn ra, mấu chốt của cuộc xung đột trong tương lai vẫn nằm ở khả năng kiểm soát không phận Bán đảo Sinai của mỗi bên, nghĩa là phải xem xét cả khả năng tác chiến trên không và phòng thủ mới có thể dự đoán được kế quả của cuộc chiến giả định này.
Trước đây, trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, Không quân Israel giữ ưu thế về chiến đấu trên không thì ngày nay sự khác biệt giữa khả năng của các tiêm kích của họ và của Ai Cập vẫn được duy trì. Nghĩa là, các phi công Israel vẫn giữ lợi thế trong huấn luyện và thực hành chiến đấu.
Israel đang sở hữu phi đội gồm 59 tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Eagle, dòng máy bay hạng nặng 2 động cơ thay thế cho F-4 Phantom, vượt xa bất cứ loại máy bay nào hiện có trong kho vũ khí của Ai Cập.
Còn khả năng chiến đấu trên không của Ai Cập phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng khoảng 220 tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon và vài trăm chiếc MiG-21 Fishbed mà rất nhiều trong số này đã được hiện đại hóa sâu rộng kể từ cuộc chiến Yom Kippur.
F-16 là máy bay thế hệ 4 được phát triển cùng thời với F-15 nhưng nhẹ hơn, rẻ hơn và ít tính chuyên dụng hơn, do đó các khả năng chiến đấu của chúng sẽ không bằng Eagle.
Khi còn là đồng minh của Liên Xô, Ai Cập luôn được Moscow sẵn sàng cung cấp cho những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất nhưng với Mỹ thì không. Washington đã từ chối bán F-15 cho Cairo mà chỉ tiếp thị loại máy bay này cho các đồng minh ở cấp quan hệ cao hơn như Saudi Arabia và Iran.
F-16 thiếu khả năng cơ động, tốc độ, trần bay, tầm hoạt động và tải trọng đạn mang theo của F-15 và vì vậy nếu phi công Ai Cập phải chiến đấu chống lại các phi đội Eagle của Israel, họ sẽ gặp bất lợi rất lớn dù có ưu thế hơn về số lượng.
Từ 2013, một năm sau khi các quan hệ với Mỹ suy giảm do những cáo buộc Ai Cập hậu thuẫn cho tổ chức Anh em Hồi giáo và tiếp đó Washington đóng băng các khoản cung cấp quân sự, Cairo đã tìm mua máy bay chiến đấu từ các nguồn cung thay thế.
Tiêm kích MiG-29M của Không quân Ai Cập
Tuy nhiên, việc Ai Cập mua 24 tiêm kích phản lực Rafale của Pháp cũng không có nhiều tác động tới cán cân sức mạnh nếu xảy ra một cuộc chiến tranh tương lai trên bán đảo Sinai với Israel.
Rafale bay chậm hơn (Mach 1,8) so với F-16 (Mach 2.0) và cần phải bảo trì nhiều hơn F-16 và có tầm không chiến khá ngắn (dưới 50 km so với 75 km).
Mặc dù đã được tích hợp các radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) tiên tiến và có tầm tấn công gia tăng đáng kể nhưng Rafale vẫn không được trang bị các loại đạn tấn công tầm xa và còn lâu mới theo kịp các máy bay F-15C tuy già hơn và rẻ hơn của Israel.
Một hợp đồng mua tiêm kích hai động cơ MiG-29M của Nga có thể là cơ hội tốt nhất để Ai Cập đối phó với F-15.
Hoạt động ở trần bay cao tương tự như F-15, có thể tấn công các máy bay thù địch ở khoảng cách lên tới 130 km khi sử dụng tên lửa tiên tiến R-27ER và cơ động tốt hơn cả Eagle hay Fighting Falcon, MiG-29M dự kiến sẽ chứng tỏ là loại máy bay đáng gờm.
Tuy nhiên, Ai Cập lại đặc biệt thiếu các kinh nghiệm vận hành máy bay Nga nếu so với Israel, nước đã có hơn 40 năm điều khiển F-15 của Mỹ.
Cùng với chất lượng phi công kém hơn, điều này đồng nghĩa với việc các máy bay F-15 của Israel chắc chắn sẽ vẫn giành lợi thế ngay cả khi Ai Cập được trang bị những máy bay hiện đại nhất.
Cuộc chiến Yom Kippur năm 1973