Tiêm kích Israel "mất tích" ở Syria nhưng S-300 và S-400 có mối đe dọa rất nguy hiểm

Bảo Lam |

Đã hơn 3 ba tuần kể từ thời điểm tên lửa S-300 được bàn giao, các chiến đấu cơ Israel, Tây Âu và Mỹ hoàn toàn "mất tích" trên bầu trời. Hiệu quả "răn đe" tối cao đã được thể hiện.

S-300 tới Syria: KQ Israel gặp khó

Sau hơn 20 ngày kể từ khi chuyển những thành phần của đơn vị đầu tiên từ khoang hàng chiếc An-124-100, các lực lượng không quân Israel chưa một lần dám thử sức hệ thống tên lửa S-300PM mới được nâng cấp của Syria.

Người Do Thái quyết định tạm thời sử dụng những tên lửa đạn đạo chiến thuật "Lora" khi chuyển trọng tâm các cuộc không kích sang những trạm gác và chiến lũy của các đối tượng yếu hơn trong vùng Ba Tư – đó là tổ chức Hamas ở phía bắc dải Gaza và tổ chức Hezbollah của người Shite ở Li băng.

Đáng tiếc, các nhóm vũ trang này lại không sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng không tự hành hiện đại nào.

Sự trở lại của Tel-Aviv trên mặt trận quen thuộc (đè nén những kẻ yếu hơn mình) hoàn toàn có thể lý giải được, theo tác giả bài viết "Прямая угроза для С-300 и С-400. Малозаметные «Топорики» бросят вызов ПВО России - Mối đe dọa trực tiếp đối với S-300 và S-400. "Những chiếc rìu nhỏ" thách thức hệ thống phòng không Nga":

Để sử dụng vũ khí chống radar chủ lực của Không quân Israel - các loại bom điều khiển kích thước nhỏ GBU-39B SDB khó bị đánh chặn, cũng như bom điều khiển Spice-250, các phi công trên những máy bay tiêm kích đa năng F-16I "Sufa" và F-15I "Ra`am" phải đạt được độ cao trên 10km và vận tốc gần 1M.

Điều này giúp cho các loại bom "thông minh" có được nguồn động năng để thực hiện đường bay tới khoảng cách lên tới 70-110km.

Hiện giờ, sau khi S-300PM xuất hiện ở Syria với khả năng "đập chết" các máy bay "Ra`am" và "Sufa" vào thời điểm đang lấy độ cao cần thiết để thả bom "SDB" và "Spice-250", các phi công Israel cần phải bay bám theo địa hình, và trên không phận ngoài tầm kiểm soát của hệ thống radar 30N6E2.

Tiêm kích Israel mất tích ở Syria nhưng S-300 và S-400 có mối đe dọa rất nguy hiểm - Ảnh 1.

Bom Spice -250 của Israel.

Trong bối cảnh này, khả năng sử dụng mọi kiểu bom đều bị loại trừ, và bởi vậy chỉ có thể sử dụng các tên lửa chiến thuật "Delide" và "Popeye" mà dễ bị phần lớn các tổ hợp tên lửa phòng không hiện có của lực lượng vũ trang Syria bắn hạ.

Lực lượng phòng vệ Israel hiểu rõ điều này và không dấn thân vào những không phận A2/AD của Syria, điều chứng tỏ các nhiệm vụ đặt ra trước lực lượng không quân Nga đã hoàn thành.

Almaz-Antey sẽ gặt hái những hợp đồng xuất khẩu tên lửa phòng không lớn?

Nhờ diễn biến tình hình, "Almaz-Antey" một lần nữa đã đạt được sức hấp dẫn xuất khẩu áp đảo trên thị trường vũ khí thế giới khi phần nào làm lu mờ "Lockheed Martin" với đứa con của mình – tổ hợp tên lửa chống tên lửa tầm trung Patriot PAC-3MSE.

Và ở đây xuất hiện một câu hỏi: Các hệ thống tên lửa phòng không dòng S-300P/400 và S-300V4 sẵn sàng giữ được sự thống trị chắc chắn trên chiến trường Trung Đông, Châu Âu,… được bao lâu?

Nếu tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này trong bối cảnh những dự án vũ khí siêu thanh và vũ khí tên lửa siêu thanh chính xác cao từng gây sự chú ý, thì có thể thấy rõ rằng vai trò dẫn dắt trong vòng 15-20 năm tới sẽ vẫn nằm trong tay các đơn vị phòng không và Không quân Nga.

Tình thế này được chứng minh một cách rõ nhất khi đánh giá dự án đầy tham vọng của Israel về chế tạo tên lửa chiến thuật siêu thanh hạng nặng tầm xa "Rampage" mà hiện nay Lực lượng Phòng vệ Israel đặt rất nhiều hi vọng.

Thứ mà các doanh nghiệp hàng đầu của Israel trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng "Israel Military Industry" và "Israel Aerospace Industry" làm ra hoàn toàn không thể liệt kê vào dòng các tên lửa khí đạn đạo tầm ngắn

"Rampage" có cánh lái khí đạn đạo kích cỡ nhỏ ở phần mũi và có thiết kế kiểu "con vịt"; diện tích của những cánh lại này nhỏ tới mức quả tên lửa không có khả năng cơ động chống tên lửa phòng không (kiểu như tên lửa của tổ hợp "Iskander-M") và phù hợp hơn với loại tên lửa phản lực lực điều khiển phóng từ trên không.

Khả năng bay lượn không tốt, độ cao của quỹ đạo bay khoảng 15-30km, vùng tán xạ hiệu quả khoảng 0,1m2 (bởi kích thước hình học khá lớn) và vận tốc chỉ khoảng 3M biến "Rampage" trở nên dễ bị bắn hạ bởi không chỉ tên lửa S-300 của Syria, mà cả những tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E.

Hoàn toàn hợp lý khi lực lượng không quân Israel chỉ sử dụng những tên lửa này để chống lại Hamas và Hezbollah, và chỉ ở những khu vực không được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ tên lửa của Syria.

S-300 và S-400 có mối đe dọa trực tiếp rất nguy hiểm?

Nhưng để đưa ra câu trả lời chính xác hơn cho câu hỏi nêu trên, cần phải bỏ qua phân tích chuẩn mực về các tên lửa chính xác cao được quảng cáo rầm rộ của đối thủ tiềm tàng và cố gắng đánh giá những dự án tương tự mà không nhận được sự chú ý trên các phương tiện truyền thông quốc tế vì không thuộc loại tên lửa và bom chủ lực.

Một trong số đó là dự án bom điều khiển siêu nhỏ "Hatchet" (Rìu nhỏ) của Công ty "Alliant Techsystems" (Mỹ).

Lần đầu tiên quả bom 60mm mà được thiết kế để bố trí trên các giá treo của UAV do thám-tấn công dòng MQ-1C "Gray Eagle" và MQ-9 "Reaper" được giới thiệu rộng rãi ra công chúng vào mùa xuân năm 2012.

Tiêm kích Israel mất tích ở Syria nhưng S-300 và S-400 có mối đe dọa rất nguy hiểm - Ảnh 2.

Máy bay không người lái vũ trang của Mỹ.

5 năm sau, thiết kế ý tưởng đã được giới thiệu tại triển lãm "Army Aviation Mission Summit" ở thành phố Nashville (bang Tennessee), sau đó công ty-chế tạo đã quyết định tiến hành thử nghiệm thực tế những nguyên mẫu "Hatchet" đầu tiên vào năm 2018, và hiện nay các chuyên gia của ATC đang tập trung thực hiện.

Quả bom này có đường kính thân vỏ là 60mm, chiều dài 301mm và trọng lượng 2,72kg mà nhờ đó trên hai giá treo dưới cánh của chiếc UAV MQ-9 "Reaper" có thể bố trí chiếc hộp nặng 1200kg chứa 108 quả bom loại này (mỗi hộp chứa 54 quả), gắn vào ống quay ở phần dưới bên trong các hộp chứa.

Đối với các UAV MQ-1C "Gray Eagle" người ta thiết kế các hộp chứa nhỏ gọn hơn gồm 12 giá treo (mỗi giá 3 quả). "Đại bàng xám" có thể treo 4 hộp chứa như thế (48 quả "Hatchet").

Nếu nói về việc bố trí "Hatchet" trên các máy bay tiêm kích chiến thuật F-16C Block 52+/60 và F-15E "Strike Eagle", thì các chi tiết chịu lực và những giá treo dưới thân máy bay có thể mang được 6-8 hộp chứa nặng gần 230kg với 324-432 quả bom kích cỡ nhỏ "Hatchet".

Qua hình ảnh quả bom trưng bày ở dưới có thể thấy nó có thiết kế đơn giản, nên không có gì khó khăn để đưa nó vào sản xuất hàng loạt – vài trăm nghìn hoặc thậm chí vài triệu quả.

Tiêm kích Israel mất tích ở Syria nhưng S-300 và S-400 có mối đe dọa rất nguy hiểm - Ảnh 3.

Bom điều khiển siêu nhỏ "Hatchet" (bản trưng bày triển lãm)

Căn cứ vào việc gần như toàn bộ lớp vỏ 60mm và cánh của quả bom điều khiển "Hatchet" được làm từ các vật liệu composite (ngoài những bản lề cánh và cánh lái khí động học ở đuôi làm từ nhôm hàng không), không khó để dự đoán rằng mặt tán xạ hiệu quả của quả bom này không vượt quá 0,003-0,07m2.

Điểm khó chịu nhất của toàn bộ câu chuyện này là những radar chiếu xạ 30N6E và 92HN6E của các tổ hợp S-300PM và S-400 Triumf không có khả năng phát hiện được những vật thể kích thước nhỏ như thế.

Kể cả radar của tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 và tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Tor-M2U chuyên khóa chặt những "khu vực chết" của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa, cũng không có khả năng.

Kết luận: các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga hoàn toàn dễ bị tiêu diệt bởi loại vũ khí chính xác này; hơn nữa nó có thể được sử dụng ồ ạt vì công nghệ sản xuất có chi phí thấp.

Tiêm kích Israel mất tích ở Syria nhưng S-300 và S-400 có mối đe dọa rất nguy hiểm - Ảnh 4.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga triển khai ở Syria.

Bạn đọc có thể sẽ đặt ra một câu hỏi hoàn toàn hợp lý: Vậy mối đe dọa nào có thể xảy ra từ những loại bom nhỏ bé này khi các khí tài mang chúng ("Reaper", "Gray Eagel" và những máy bay tiêm kích chiến thuật của không quân Mỹ hoặc Israel) sẽ bị các tổ hợp S-300PM và S-400 tiêu diệt trước thời điểm chúng được ném xuống rất lâu?

Không cần phải đi đâu xa để tìm câu trả lời. Hoàn toàn hợp lý khi quả bom này có thể được tích hợp dưới dạng đầu đạn của tên lửa điều khiển tầm xa SM-6, hoặc các tên lửa đạn đạo chiến thuật dòng ATACMS với khả năng triển khai «Hatchet" ở độ cao từ 33 đến 55km – ngoài tầm với của các tên lửa đánh chặn 48N6DM.

Chìa khóa để chống lại những phương tiện tấn công phức tạp từ trên không này chỉ có thể bằng các máy xung điện từ cao tần giúp vô hiệu hóa "não" vô tuyến điện của "Hatchet" khi tiếp cận mục tiêu, hoặc các tổ hợp phòng vệ chủ động "Arena-M" và "Afganit" được bố trí trên các tháp chuyên dụng đặt cạnh từng tổ hợp tên lửa phòng không.

Hơn nữa, nên tính tới việc "Hatchet" được trang bị đầu tự dẫn tìm mục tiêu laser tích hợp cùng modul tinh chỉnh GPS và hệ thống dẫn hướng quán tính. Đầu tự dẫn tìm mục tiêu có thể bị "bịt chặt" bằng màn khói, còn modul tinh chỉnh GPS – bằng các hệ thống điện tử "Diabazol" và R-330Gz "Gzitel".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại