Liên tiếp "vồ hụt" mục tiêu, lá chắn tên lửa Patriot đang khiến ông chủ Mỹ mất mặt?

Trung Phạm |

Lịch sử đánh chặn thất bại liên tục của hệ thống phòng thủ Patriot khiến nhiều chuyên gia phải đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả thực sự của tổ hợp tên lửa này.

Ngày 25/3/2018, lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đã phóng 7 quả tên lửa tấn công Riyadh. Saudi Arabia sau đó xác nhận vụ việc và khẳng định nước này đã đánh chặn thành công tất cả 7 quả tên lửa.

Nhưng mọi việc diễn ra không phải như vậy. Chẳng có bằng chứng nào cho thấy Saudi Arabia đã đánh chặn được bất cứ quả tên lửa nào.

Trong bài phân tích mới đây trên Tạp chí Foreign Policy, chuyên gia Jeffrey Lewis - Giám đốc Chương trình Chống phổ biến Vũ khí Đông Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury (Mỹ) đã khẳng định điều này.

Sự thật như thế nào? Những hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy, các tổ hợp phòng thủ của Saudi Arabia đã phóng tên lửa đánh chặn nhưng không thành công. Một quả nổ thảm bại ngay sau khi rời bệ phóng còn quả kia quay vòng hình chữa U trên không, ngược trở lại Thủ đô Riyadh rồi phát nổ ngay dưới mặt đất.

Để chứng minh cho quan điểm của mình, chuyên gia Jeffrey Lewis cùng các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury đã lật lại lịch sử, xem xét kỹ lưỡng hai vụ tấn công tên lửa khác nhau nhằm vào Saudi Arabia tháng 11 và tháng 12/2017.

Trong cả hai trường hợp, Jeffrey Lewis và cộng sự đều nhận thấy không có khả năng tên lửa bị bắn rơi mặc dù giới chức Saudi Aribia luôn tuyên bố điều ngược lại.

Liên tiếp vồ hụt mục tiêu, lá chắn tên lửa Patriot đang khiến ông chủ Mỹ mất mặt? - Ảnh 1.

Patriot là một hệ thống phòng thủ thất bại?

Biện pháp xác minh của nhóm Jeffrey Lewis rất đơn giản: Họ đã định vị nơi mảnh vỡ tên lửa rơi, gồm cả khung tên lửa, đầu đạn và vị trí đặt bệ phóng. Trong cả hai trường hợp đều đưa đến một biểu đồ rất rõ ràng. Thân tên lửa đã rơi xuống Riyadh trong khi đầu đạn tách ra bay qua hệ thống phòng thủ rồi cũng rơi xuống cạnh mục tiêu.

Một quả đạn rơi chỉ cách Cổng số 5 của Sân bay Quốc tế King Khalid ở Thủ đô Riyadh vài trăm mét. Đầu đạn thứ hai, được bắn lên vài tuần sau đó, đã gần như phá hủy một đại lý bán hàng của hãng Honda. Trong cả hai sự vụ, bất chấp những tuyên bố chính thức từ Saudi Arabia, rõ ràng chẳng có quả tên lửa tấn công nào bị bắn hạ.

Điểm mấy chốt ở đây là không có dấu hiệu nào chứng tỏ Saudi Arabia đã đánh chặn được bất cứ tên lửa nào của Houthi trong cuộc xung đột Yemen. Điều này dẫn tới một câu hỏi nhức nhối: Có lý do nào để cho rằng hệ thống Patriot thực sự hoạt động?

Cứ cho là hệ thống PAC-2 triển khai ở Saudi Arabia chưa được thiết kế tốt để có thể đánh chặn được các tên lửa Burkan-2 mà Houthi dùng để tấn công Riyadh. Burkan-2 bay xa khoảng 600 dặm và dường như được trang bị đầu đạn có khả năng tách ra khỏi tên lửa.

Nhưng chuyên gia Jeffrey Lewis lại đặc biệt nghi ngờ khả năng Patriot đã từng đánh chặn được bất cứ tên lửa đạn đạo tầm xa nào trong thực chiến. Vì thực tế, chưa có bất cứ một bằng chứng công khai nào đủ thuyết phục để chứng minh về một vụ đánh chặn thành công của Patriot.

Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, công chúng đã bị dắt mũi khi phải tin rằng Patriot đã có màn trình diễn hoàn hảo khi đánh chặn được 45/47 quả tên lửa Scud.

Đánh giá sau đó của Lục quân Mỹ đã rút con số ước tính xuống còn 50%, thậm chí chỉ là 1/4.

Một nhân viên của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ khẳng định, nếu lực lượng Lục quân nước này áp dụng phương pháp đánh giá một cách trung thực con số có thể còn thấp hơn.

Trong khi đó, theo điều tra của Ủy ban Các chiến dịch của Chính phủ thuộc HạViện Mỹ, không có đủ bằng chứng để đi đến kết luận về bất cứ vụ đánh chặn thành công nào.

"Córất ít bằng chứng chứng tỏ Patriot đã bắn trúng nhiều hơn vài quả tên lửa Scud của Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh", tóm tắt báo cáo của Ủy ban trên kết luận. "Vẫn còn có những nghi ngờ về những vụ đánh chặn này".

Báo cáo yêu cầu Lầu Năm Góc giải mật thêm thông tinh về hoạt động của Patriot đồng thời đề nghị tiến hành một đánh giá độc lập về chương trình phát triển hệ thống phòng thủ này nhưng cho tới nay chưa thấy bất cứ động thái nào được thực hiện.

Nhưng nếu Patriot không hoạt động hiệu quả thì tại sao Chính phủ Mỹ và Saudi Arabia vẫn cứ tuyên bố điều ngược lại? Chuyên gia Jeffrey Lewi cho rằng, một lý do giải thích phần nào có thể nhận được sự cảm thông: để trấn an người dân!

Saudi Arabia muốn chứng tỏ họ có đủ khả năng bảo vệ dân chúng, hay như năm 1991, những tuyên bố không trung thực về Patriot đã giúp ngăn cản Israel phản công Iraq. Thế nhưng, theo Jeffrey Lewis, điều này là đặc biệt nguy hiểm khi Mỹ đang đứng trước những nguy cơ từ chương trình tên lửa của Iran hay Triều Tiên. Vũ khí nào sẽ bảo vệ Mỹ và đồng minh?

Patriot của Saudi Arabia đánh chặn tên lửa của Houthi đã bị rơi?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại