Ngư lôi "hot" nhất của Nga hiện nay: 6 triệu USD/quả mà vẫn khiến nhiều nước thèm thuồng

QS |

Theo Sputnik, trên thị trường thế giới ghi nhận mối quan tâm rất lớn đến ngư lôi Nga, bất chấp mức giá ngất ngưởng của phiên bản ngư lôi xuất khẩu ("Shkval-E").

Việc hiện đại hóa ngư lôi siêu sủi bọt "Shkval" đã được đưa vào chương trình Nhà nước Nga về vũ khí những năm 2018-2025. Đó là thông báo mới đây của ông Boris Obnosov - người đứng đầu tập đoàn "Vũ khí tên lửa chiến thuật".

Theo đài Sputnik, vũ khí ngư lôi được đưa vào trang bị cho các hạm đội Nga từ thập niên 60 của thế kỷ 19. Ngư lôi hiện đại đã trở nên "thông minh hơn" và nhanh nhạy hơn, có thể được dẫn dắt với sự hỗ trợ của máy thủy âm định vị sonar hoặc từ trường điện tử của tàu, bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 50 km.

Thủy lôi không ngại bão táp, khó bị hạ hơn tên lửa chống hạm. Tuy nhiên, sức mạnh hủy diệt của ngư lôi lại nguy hiểm hơn nhiều, bởi đầu đạn của nó lớn hơn và toàn bộ năng lượng vụ nổ hướng tới tàn phá thân tàu do tính chất không nén được của sức nước.

"Shkval", được đưa vào trang bị từ năm 1977, ban đầu chỉ có một đầu đạn hạt nhân đương lượng 150 kiloton. Điểm ưu việt chính của ngư lôi là tốc độ xuyên nước đáng kinh ngạc: 100 m/s (360 km/h, hoặc 194 hải lý). Nhưng nó cũng bộc lộ hàng loạt nhược điểm: mức ồn cao, tầm ngắn (đến 10 km) và độ lặn sâu chỉ 30 mét. Không có dẫn đường cho đầu đạn, tọa độ mục tiêu xác định trực tiếp ngay trước khi phóng.

Trong thế kỷ trước, những nhược điểm này được bù đắp bằng đầu đạn hạt nhân. Sự xuất hiện của "Shkval" chỉ rõ tính sơ hở, dễ bị tổn thương của các nhóm tàu ​​sân bay Hải quân Mỹ, ảnh hưởng đến sự phát triển chiến lược và chiến thuật sử dụng lực lượng của hải quân.

Các định luật vật lý trên hành tinh của chúng ta cho phép phần lớn tàu và các thể loại vũ khí ngầm dưới nước đạt tốc độ 50 hải lý (25,7 m/s, khoảng 93 km/h). Động cơ thủy phản lực trực tiếp làm cho ngư lôi lao đi nhanh hơn, nhưng khả năng tăng tốc dưới nước gặp hiệu ứng phản lại đáng kể của nước kìm hãm.

Để mở rộng tốc độ cần loại bỏ nước khỏi đường đi của ngư lôi, biến chất lỏng dày đặc thành khí gas (gây sủi bọt). Khí thải nóng từ động cơ tên lửa một phần hướng vào mũi và nước phía trước quả ngư lôi, biến thành lớp vỏ bằng hơi. Trong môi trường khí gas, ngư lôi gặp sức kháng cự ít hơn đáng kể và đạt tới tốc độ hơn 300 km/h.

Đã giải quyết thành công cả nhiệm vụ cơ động linh hoạt mà không bị mất vận tốc, phần đầu sủi bọt ở mũi "Shkval" được làm nghiêng, tức là khoang hơi tự vận động, liên tục giữ quả ngư lôi trong "vòng ôm" bao bọc.

Các chuyên gia đã khắc phục được hàng loạt vấn đề khác của môi trường biển. Việc đạt được độ ổn định và khả năng điều khiển ngư lôi "Shkval" trở thành bước đột phá thực thụ trong lĩnh vực thủy động lực học. Hiện nay ,chỉ ở Nga tiến hành sản xuất hàng loạt với loại vũ khí này.

Theo Sputnik, năm 2004, đại diện công ty Đức Diehl BGT Defence tuyên bố chế tạo được ngư lôi siêu sủi bọt "Barracuda". Song, trên thực tế nó không được đưa đến cấp độ sản phẩm có thể bán ra.

Hoa Kỳ phát triển ngư lôi tương tự vào năm 1997 nhưng cho đến này vẫn chưa có mẫu hoàn chỉnh. Người Mỹ cũng không nâng cấp ngư lôi tầm xa Mark 48 được đến trình độ ngang như "Shkval" Nga.

Ngư lôi siêu sủi bọt của Nga đã bốn chục năm nay là vô đối trên thế giới và theo lời ông Boris Obnosov, lãnh đạo tập đoàn "Vũ khí tên lửa chiến thuật" thì ngư lôi Nga ngày càng bỏ xa tất cả những đối thủ cạnh tranh.

Sputnik cho hay. trên thị trường thế giới ghi nhận mối quan tâm rất lớn đến ngư lôi Nga, bất chấp mức giá ngất ngưởng của phiên bản ngư lôi xuất khẩu ("Shkval-E"): gần 6 triệu USD mỗi quả. Ngoài ra, theo hãng tin này, hiện cả phương tiện chống ngư lôi thì cho đến nay cũng chỉ Hải quân Nga sở hữu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại