Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu

Nhóm PV |

Theo hướng dẫn của TS.BS Dương Đức Hùng, với vết thương gây đứt mạch máu nguy hiểm ở cổ và tay, nếu được sơ cứu đúng cách thì nạn nhân có thể được cứu sống.

Chiều nay, 26/9, tại Hội trường lớn Nhà P, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã diễn ra buổi Hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu tại cộng đồng do tiến sĩ Dương Đức Hùng, bàn tay vàng mổ tim chủ trì.

Theo bác sĩ Hùng, người có trên 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim và xử trí hàng chục nghìn ca cấp cứu mạch máu, trong các vụ tai nạn như thế, điều người dân cần quan tâm nhất chính là những mạch máu ở tay và cổ.

Tiếp đến là bệnh nhân và những người giúp đỡ cần phải giữ bình tĩnh để sơ cứu vết thương.

"Trong những trường hợp đó thì phải tiến hành sơ cứu cầm máu nhanh nhất có thể. Một người có 5 lít máu, mỗi lần quả tim bóp ra 60ml/1 phút, nhịp tim là 80.

Do vậy mà chưa đến 1 phút đã hết máu nên bệnh nhân nhất thiết phải phải được sơ cứu ngay tại chỗ", tiến sĩ Dương Đức Hùng nói.

Tại buổi hướng dẫn, TS Dương Đức Hùng đã hướng dẫn trực tiếp trên người thật và bằng những dụng cụ, vật liệu có thể gặp trên đường như cành cây, que tre, bút bi hay thậm chí là chiếc áo xé ra...

Khi tiến hành sơ cứu phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương.

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 1.

Những dụng cụ, vật liệu trên đường có thể được sử dụng để sơ cứu vết thương. Ảnh: Lê Ba

Sau đây là cách xử lí một số tình huống khi bị đứt các mạch trên cơ thể.

Vết thương ở cổ

Vết thương ở tay

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 3.

Động tác 1: Dùng dây buộc lỏng cạnh vết thương. Ảnh: Lê Ba

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 4.

Bước 2: Dùng bút hoặc que đũa xoáy cho đến khi nào máu không còn chảy. Ảnh: Lê Ba

Vết thương ở chân

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 5.

Cần phải cố định chân lại trước khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Nếu như di chuyển bệnh nhân khi chưa được cố định chân, các đầu xương có thể chọc và gây tổn thương các bộ phận xung quanh, ảnh hưởng thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng... và đau. Ảnh: Lê Ba

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 6.

Nguyên tắc là phải băng bó để bệnh nhân bất động phía trên và dưới vết thương. Ảnh: Lê Ba

TS Hùng khuyên, điều quan trọng nhất là người dân sau khi được sơ cứu thì cần đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt. Tại đấy, đội ngũ y tế sẽ sơ cứu và chuyển bệnh nhân đến nơi có khả năng giải quyết.

Buổi Hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu tại cộng đồng được tổ chức sau khi liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn thương tâm, khiến các nạn nhân bị đứt mạch máu, chảy nhiều máu dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Đầu tiên là vụ tai nạn thương tâm vào ngày 23/9 của cậu bé 9 tuổi ở Hà Nội đang đạp xe trên đường và va vào tấm tôn trên chiếc xe xích lô đỗ ven đường.

Dù đã được chuyển đi cấp cứu ở BV Bạch Mai nhưng do vết thương quá nặng, mất máu nhiều, cháu bé đã tử vong.

Trong vụ việc này, các bác sĩ nhận định bé có thể có cơ hội được sống nếu sơ cứu cầm máu ban đầu đúng cách.

Trong khi người dân chưa hết bàng hoàng thì sau đó 2 ngày, một phụ nữ 66 tuổi quê ở Hòa Bình đã tử vong sau khoảng 1 giờ cấp cứu tại BV 103 cũng do bị tấm tôn cứa vào cổ.

Toàn cảnh buổi Hướng dẫn sơ cứu đứt mạch máu của TS.BS nổi tiếng Dương Đức Hùng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại