Cột tép tỏi vào sợi chỉ: Mẹo chữa bệnh phụ khoa không cần thuốc

Quỳnh Lam |

Theo lương y Vũ Quốc Trung, tỏi rất công dụng trong việc điều trị tình trạng viêm nhiễm của cơ thể. Có thể dùng tỏi để chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà 90% phụ nữ Việt mắc phải.

"Bài thuốc" lạ chỉ với 1 tép tỏi và 1 sợi chỉ

Viêm nhiễm phụ khoa, hay còn gọi là viêm nhiễm bộ phận sinh dục là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan sinh dục của phụ nữ.

Kết quả thăm khám trên 70.000 bà mẹ ở hơn 300 cộng đồng dân cư sinh sống tại cả ba miền của Trung tâm Giải phẫu Tế bào học – Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, có gần 90% phụ nữ Việt Nam bị viêm nhiễm đường sinh dục trong đó có 70% là nhóm phụ nữ thuộc đối tượng có thu nhập cao, được trang bị kiến thức đầy đủ.

Đây là câu chuyện đang được lan truyền trên mạng xã hội về 1 người phụ nữ tự chữa bệnh phụ khoa của mình chỉ bằng cách dùng sợi chỉ cột chặt tép tỏi và để vào âm đạo của mình qua đêm, sau đó rút ra vào sáng hôm sau.

Cách làm như sau: Dùng kim xuyên 1 sợi chỉ y tế đã vô trùng qua 1 tép tỏi nhằm cột chặt sợi chỉ với tép tỏi. Trước khi đi ngủ, cho tép tỏi vào âm đạo, để qua đêm (chừng 8 tiếng) sáng hôm sau thì kéo tép tỏi ra ngoài. Lặp lại cách làm trên trong vài ngày.

Người phụ nữ sử dụng bài thuốc trên cho biết, chỉ trong vài ngày áp dụng cách trên, cô đã khỏi được căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa đã hành hạ cô trong nhiều tháng.

Cột tép tỏi vào sợi chỉ: Mẹo chữa bệnh phụ khoa không cần thuốc - Ảnh 2.

Cách làm trên không phải không có cơ sở khoa học. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ. Tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiện khó khăn, tả lỵ...

Theo cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", giáo sư Đỗ Tất Lợi viết rằng thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh...

Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách làm trên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Hơn nữa, tỏi rất nóng có thể gây bỏng nếu dùng trực tiếp nên cần để nguyên miếng tỏi, tránh cắt lát khiến cho dung dịch trong tỏi có thể tiếp xúc với niêm mạc âm đạo gây bỏng. Khi đặt tỏi cần theo dõi phản ứng cơ thể, nếu thấy khó chịu thì nên bỏ ra ngay.

Lặp lại việc điều trị một hoặc vài ngày tùy vào tình trạng viêm nhiễm, khi thấy các dấu hiệu viêm nhiễm kết thúc thì bạn có thể chấm dứt điều trị.

Những cách dùng tỏi khác chữa viêm nhiễm cơ thể

Theo lương y Vũ Quốc Trung, phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, hội Đông y Hà Nội, tỏi thực sự rất công dụng trong việc điều trị tình trạng viêm nhiễm của cơ thể.

Theo ông Trung, có 1 cách rất đơn giản để tiêu diệt vi khuẩn gây ra viêm nhiễm, đó là chỉ cần nhai 2 - 3 tép tỏi mỗi ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng rượu tỏi, dấm tỏi cũng rất tốt, thậm chí còn tốt hơn ăn tỏi sống vì tỏi ngâm trong rượu hoặc dấm tức là trong môi trường axit sẽ tăng tác dụng lên 4 lần so với tỏi sống.

Cách ngâm như sau: Tỏi sống 0,25kg, bóc bỏ vỏ ngoài rồi ngâm với 0,65 lít rượu gạo 40 độ, hoặc giấm 4 - 5 % axit axetic.

Ngâm trong 10 ngày là dùng được. Ngày dùng 2 lần, sáng trước bữa ăn và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 3ml..

Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý về mặt liều lượng: Không nên dùng quá nhiều tỏi vì chúng có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Nếu sử dụng tỏi cần lưu ý mỗi ngày không dùng quá 15g.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại