Trẻ sẽ không còn sợ uống thuốc nữa nếu mẹ làm theo những cách này

An Nhiên |

Với nhiều trẻ, uống thuốc là một nỗi ám ảnh cho dù thuốc có đắng hay không. Làm sao để con uống thuốc dễ dàng luôn là điều khiến không ít cha mẹ đau đầu.

Thuốc chữa bệnh nhưng trẻ nào cũng sợ uống

Cứ nhắc đến uống thuốc là cu Tin nhà chị Hồng Anh (Hà Nội) là sợ rúm ró. Ngay từ khi còn nhỏ, con chị đã hay đau ốm và phải uống thuốc liên tục.

Chính vì vậy mà đến nay đã 6 tuổi mà cứ nhìn thấy mẹ cầm túi thuốc là cu Tin đã khóc ré lên, giãy giụa loạn xạ khiến việc cho uống thuốc vô cùng khó khăn.

Trái ngược với cu Tin là cu Mit, con chị Hoàng Hoa (Hải Dương). Năm nay cũng 6 tuổi, cũng thường phải uống thuốc mỗi khi bị bệnh nhưng cu Mit lại tỏ ra vô cùng dũng cảm, không hề khóc khi uống thuốc.

Nếu thuốc quá đắng thì cu Mit cũng cố nhắm để uống, thậm chí cậu bé đã biết nuốt thuốc rất tốt.

Trẻ con sợ uống thuốc là điều dễ hiểu bởi trong suy nghĩ của trẻ thì thuốc luôn đắng và đó như một nỗi ám ảnh đáng sợ.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng chung này là do trẻ không quen với vị đắng hay mùi khó chịu của nhiều loại thuốc.

Trẻ sẽ không còn sợ uống thuốc nữa nếu mẹ làm theo những cách này - Ảnh 1.

Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ uống thuốc

Khi có bệnh, trẻ cần uống thuốc và phải uống đúng liều, đúng thời gian. Bởi vậy, nếu trẻ sợ uống thuốc, cha mẹ cần biết một vài bí quyết để giảm nỗi sợ đó cho con, giúp con có thể uống thuốc một cách dễ dàng, nhanh chóng, không nôn trớ, có như vậy mới đảm bảo tác dụng của thuốc.

- Đối với những trẻ đã hiểu chuyện, nói cho con biết về bệnh của con và tại sao con cần uống thuốc chứ không nên nối dối con

Trẻ lớn đã hiểu vấn đề nên việc nói chuyện với con cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, trẻ ở tuổi này cũng đã có chính kiến nên cha mẹ không thể ép được. Thay vào đó, cha mẹ cần nói chuyện với con một cách dứt khoát về bệnh tật và công dụng của thuốc.

Nhiều trẻ tuy chưa thực sự trưởng thành nhưng cũng đã hiểu được lý lẽ, phân biệt được điều gì nên làm để tốt cho mình.

Cộng với thái độ nghiêm túc của cha mẹ, chúng sẽ ý thức hơn được việc mình cần tự giác uống thuốc, bởi đó là điều cần thiết, có như vậy mới chữa khỏi bệnh của mình...

Một điều quan trọng mà cha mẹ cần nhớ khi nói chuyện với trẻ là tuyệt đối không nói dối, ví dụ nói thuốc này ngọt lắm, ngon lắm... nhưng khi uống lại đắng ngắt.

Vì đã ý thức được vấn đề nên cha mẹ chỉ có thể nói dối lần đầu, những lần sau chắc chắn trẻ sẽ không bao giờ nghe lời mà ngoan ngoãn uống thuốc vì tin rằng mình sẽ bị lừa tiếp.

Trẻ sẽ không còn sợ uống thuốc nữa nếu mẹ làm theo những cách này - Ảnh 2.

- Đánh lừa vị giác của trẻ

Đối với những trẻ nhỏ, công cuộc nói chuyện của cha mẹ sẽ khó thành công. Ngay cả việc kể cho con nghe câu chuyện, ví von những viên thuốc như những viên kẹo cũng khó có tác dụng. Vậy thì hãy thử áp dụng cách "đánh lừa vị giác", tránh để trẻ cảm thấy vị đắng xem sao.

Cha mẹ có thể thực hiện bằng nhiều cách như: sử dụng vật dụng hỗ trợ uống thuốc (xi lanh...) khi bé không chịu uống bằng thìa; Cho trẻ uống một chút đồ uống lạnh trước khi uống thuốc vì nước lạnh có thể làm tê vị giác và trẻ cảm thấy thuốc đỡ đắng hơn; hoặc cho bé ngậm kẹo vị bạc hà và dâu tây trước khi cho bé uống thuốc để giảm vị đắng của thuốc.

- Tạo nhiều sự lựa chọn cho bé

Với những bé từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ lựa chọn uống thuốc theo cách dùng xi lanh hoặc tự uống. Bằng một vài lời lẽ khéo léo, cha mẹ hãy làm cho trẻ tin rằng đây là việc vô cùng quan trọng và trẻ đã làm được một việc lớn lao vô cùng.

Bạn cũng có thể cho trẻ tự chọn trong một vài thời điểm uống thuốc (ví dụ như trước hoặc sau khi chơi đồ chơi, trước hoặc sau khi tắm...). Nếu trẻ bị sốt, có thể cho trẻ lựa chọn thuốc uống hạ sốt vị cam, vị dâu hay vị khác nếu có.

Trao cho trẻ quyền được lựa chọn sẽ khiến trẻ cảm nhận được quyền tự chủ, tự quyết và trách nhiệm của mình. Điều này có thể sẽ khiến trẻ thích thú hơn với việc uống thuốc.

- Tạo các trò chơi liên quan đến thuốc sao cho có thiện cảm với trẻ nhất

Trẻ sẽ không còn sợ uống thuốc nữa nếu mẹ làm theo những cách này - Ảnh 3.

Tại sao bạn không thử cùng con chơi một vài trò chơi liên quan đến thuốc hoặc liên quan đến chính sở thích của trẻ? Hãy thử trò chơi "tập làm bác sĩ" với con xem sao.

Trong đó, hãy để trẻ giả vờ là bác sĩ khám bệnh và cho các con thú nhồi bông của trẻ uống thuốc. Sau đó bạn đưa thuốc cho con và nói con làm mẫu cho bệnh nhân là thú nhồi bông.

Hoặc bạn cũng có thể cùng con chơi trò đóng vai làm người hùng, công chúa mà con thích. Mà muốn là người hùng, công chúa thì phải khỏe mạnh, để khỏe mạnh thì phải uống...

Những câu chuyện như thế này sẽ giống như liều thuốc tâm lý giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều và có thể bé sẽ tự nguyện uống thuốc để đạt được mục đích của trò chơi.

- Thay đổi cách uống và tìm loại thuốc dễ uống cho trẻ

Bình thường, đối với mỗi loại thuốc sẽ có thuốc dành cho trẻ em riêng và thuốc cho trẻ em thường có nhiều vị khác nhau. Nếu con bạn rất sợ uống thuốc thì rất có thể trẻ không thích loại thuốc đó.

Ví dụ, khi trẻ bị sốt, có những đứa rất sợ bị dán cao dán hạ sốt lên trán, cũng có những trẻ sợ uống thuốc có paracetamol không có mùi vị gì. Nếu vậy, bạn hãy thử chuyển sang cho con uống thuốc hạ sốt cho vị cam cùng liều lượng xem sao.

Thay đổi loại thuốc, hương vị của thuốc có thể là một trong những cách hữu hiệu để trẻ giảm đi nỗi lo lắng khi uống thuốc.

Cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để xem có loại thuốc nào dạng hỗn hợp, dạng lỏng dễ uống hơn dạng viên để chọn cho con. Và thay vì bắt con uống liền một lúc từng đấy thuốc, hãy chia ra để con uống ít một trong vài phút. Việc này sẽ giúp trẻ nuốt thuốc dễ dàng hơn, tránh bị nôn trớ sau khi uống.

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.
Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại