"Sát thủ" thầm lặng gây bệnh nhồi máu cơ tim, huyết áp

Vân Hồng |

Bệnh tăng huyết áp được xem là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tử vong cao hàng đầu trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Rất nhiều người không biết mình đang bị bệnh.

Ngày 17/5 hàng năm được xem là "Ngày phòng chống tăng huyết áp thế giới". Theo báo cáo về bệnh tim mạch huyết quản của Trung Quốc năm 2015, Trung Quốc có đến 290 triệu người mắc bệnh về huyết áp, đứng đầu trong nhóm bệnh có số lượng và tỉ lệ người tử vong cao nhất.

Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 17 triệu người mắc bệnh huyết áp chưa kiểm soát đầy đủ. Đáng báo động là có đến gần 50% người Việt trưởng thành bị bệnh tăng huyết áp.

Sát thủ thầm lặng gây bệnh nhồi máu cơ tim, huyết áp - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Trong số các bệnh không lây nhiễm, thì bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường là một trong những nhóm nguyên nhân có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới.

Mỗi năm có 17,5 triệu người trên thế giới chết vì các bệnh tim mạch, trong đó tăng huyết áp là bệnh tim mạch nhiều nhất.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm, nhiều trường hợp tử vong, chiếm ít nhất 45% ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% ca tử vong do đột quỵ.

Tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì không có triệu chứng cụ thể, khiến nhiều bệnh nhân không biết họ có bệnh nếu không đi khám.

Đặc biệt, tỉ lệ hiểu biết về tình trạng bệnh ở bệnh nhân rất thấp. Trong 3500 người được khảo sát ở Trung Quốc, có đến 60% người được hỏi không biết cholesterol là nguyên nhân hàng đầu của bệnh nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

Có đến 49% số người được hỏi không biết "cholesterol xấu" là cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL -c), 37% số người được hỏi tin rằng cholesterol cao là do nguyên nhân từ việc ăn uống, chỉ cần điều chỉnh ăn uống là được.

Rất tiếc là chỉ có khoảng 39% số người được hỏi xác định 70% cholesterol xấu là do cơ thể tự tạo ra, cần chú ý đến việc quản lý tốt cholesterol.

Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não

Sát thủ thầm lặng gây bệnh nhồi máu cơ tim, huyết áp - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Ở Trung Quốc, tỉ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và nhồi máu não càng ngày càng gia tăng, đồng thời tỉ lệ tử vong cũng tăng, trong đó có tới 77% bệnh nhân là do cholesterol cao gây ra.

Trong số các yếu tố nguy cơ cao, bất thường thì cholesterol là yếu tố độc lập và quan trọng đối với bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột tử do tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở não.

Cholesterol có thể được chia thành hai loại gọi tắt là cholesterol tốt và cholesterol xấu, tức là được chia thành hai loại mật độ cao lipoprotein cholesterol (HDL-c)mật độ thấp lipoprotein cholesterol (LDL-c).

Các chuyên gia chỉ ra rằng "cholesterol xấu" gây hại rất lớn, khi lượng "cholesterol xấu" gia tăng, sẽ làm cho máu đặc lại, tạo thành những mảng nhỏ trong thành mạch máu, dần dần làm tắc nghẽn các mạch máu, khiến máu chảy chậm, gây ra bệnh tim mạch vành và đột quỵ cũng như các bệnh khác.

Điều này còn dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ, đe dọa tính mạng. Cholesterol xấu được xem như kẻ giết người thầm lặng, tiếp tục làm suy yếu sức khỏe của các mạch máu, nhưng không có triệu chứng rõ ràng, khi xuất hiện hiện tượng nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim thì đã quá muộn.

Chuyên gia tim mạch nổi tiếng chỉ ra rằng bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa, kiểm soát, đó là chìa khóa để kiểm soát cholesterol, phòng bệnh tim mạch và các biện pháp kiểm soát.

Chúng ta nên nói với nhau nhiều hơn về bệnh nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, không nên tiếp tục im lặng trong sợ hãi, cần phải có hành động tích cực để phòng ngừa.

6 kiến nghị cần ghi nhớ để chống nhồi máu cơ tim, nhồi máu não

Sát thủ thầm lặng gây bệnh nhồi máu cơ tim, huyết áp - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Đây là lời cảnh báo của các chuyên gia tim mạch mà bất kỳ ai cũng nên hiểu để kiểm soát sức khỏe chủ động.

1. Cholesterol là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Hãy nhớ rằng: 70% cholesterol là do cơ thể tự tổng hợp mà thành, không hoàn toàn là do chế độ ăn uống.

2.Cần thường xuyên khám định kỳ để đo mỡ máu (lipit), xác định tỉ lệ cholesterol xấu (LDL-c) trong cơ thể của bạn.

Những bệnh nhân có bệnh tim mạch, thiếu máu cục bộ và các nhóm có nguy cơ cao khác, nên kiểm tra mỡ máu mỗi 6 tháng/lần.

3. Những nhóm người có bệnh khác nhau (người khỏe mạnh, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bị bệnh tim mạch vành và nhồi máu cơ tim…) sẽ có tỉ lệ cholesterol xấu (LDL-c) tương ứng khách nhau. Nên mục tiêu kiểm soát cũng không giống nhau.

4. Những bệnh nhân có hàm lượng cholesterol bất thường, cần phải được bác sĩ khám để điều trị tích cực.

5. Những bệnh nhân có bệnh tim mạch vành, đột quỵ, thiếu máu cục bộ, cần phải tham vấn bác sĩ, tuân thủ chữa trị lâu dài, sử dụng đầy đủ các liệu pháp statins để ngăn chặn sự tái phát của nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

6. Những bệnh nhân rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp thường là "bạn" với những người bị bệnh tiểu đường.

Để ngăn chặn sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, nên tích cực quản lý cholesterol để can thiệp và điều trị kịp thời.

*Tổng hợp từ Tân hoa xã


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại