Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu bị hóc dị vật khi chỉ có 1 mình?

Hoàng Hương |

Khi bị hóc dị vật, dẫn đến nguy cơ nghẹt thở, có người trợ giúp thì sự việc sẽ không còn nguy hiểm. Nhưng nếu rơi vào tình huống này khi chỉ có 1 mình, bạn sẽ phải làm gì?

Dị vật đường thở là một tai nạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ cao nhất ở trẻ 2 - 4 tuổi. Mỗi năm, thế giới có khoảng 3.000 trẻ nhỏ bị thiệt mạng do nguyên nhân này.

Các dấu hiệu thường gặp nhất của tai nạn nghẹt thở là không thể nói chuyện, thở dồn, khó thở, khó ho, môi tái xanh hoặc mất nhận thức. Và nạn nhân chỉ biết dùng tay ôm lấy cổ.

Trong khi chúng ta đều biết cách xử lý khi một người nào đó bị hóc dị vật hoặc nghẹn. Bởi các bác sĩ khuyến cáo sử dụng phương pháp sơ cứu Maneuver Heimlich, tức là đẩy vào bụng nạn nhân để tạo áp lực đẩy dị vật ra.

Đối với trẻ sơ sinh, hãy giữ bé nằm úp trên cẳng tay của bạn với đầu thấp hơn thân. Dùng tay vỗ nhẹ nhàng nhưng vững chắc và dứt khoát, lặp 5 lần cho đến khi tống được dị vật ra ngoài.

Đó là lúc sơ cứu cho người khác. Nhưng nếu rơi vào trường hợp bạn bị nghẹt thở lúc ở một mình, sẽ xử lý ra sao? Khi đó, không có ai xung quanh để giúp đỡ, bạn dễ càng hoảng sợ, khiến tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn.

Tiến sĩ Travis Stork, trưởng khoa cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, Mỹ đã hướng dẫn cách xử lý khi rơi vào tình huống nguy hiểm này.

- Cố gắng ho. Hầu hết các chướng ngại vật sẽ tự động được loại bỏ bằng cách phản xạ tự nhiên của cơ thể.

- Nếu ho không hiệu quả, lúc đó, bạn phải tự tìm cách tác động lực vào bụng để đẩy dị vật ra khỏi đường hô hấp.

- Tìm một chiếc ghế tựa có thành cao vừa phải. Hai tay nắm chặt vào thành ghế, và cân đối rốn vào đúng vị trí thành ghế.

- Dùng một lực mạnh để đập vào ghế, khi đó, lực tác động vào bụng, dị vật sẽ bị văng ra ngoài. Hành động này có thể làm bạn bị chấn thương, vì vậy đừng quên khám bác sĩ sau khi xử lý xong nghẹt thở.

 

Còn theo Jeff Rehman, một lính cứu hỏa chuyên nghiệp kiêm nhân viên y tế với 22 năm kinh nghiệm ở Mỹ, trong trường hợp này, mọi người nên thực hiện theo các bước sau.

- Đầu gối quỳ xuống làm sao cho thân song song với mặt đất. Chống 2 bàn tay xuống đất và ném mình xuống nền nhà. Bạn có thể phải làm nhiều lần thì dị vật mới văng ra ngoài.

Động tác đơn giản và kịp thời này có thể đẩy ép mạnh khối khí ở phổi ra ngoài, vì vậy, giữ cho đường thở được thông suốt.

Cách xử lý tai nạn hóc dị vật, ghẹt thở khi chỉ có 1 mình

* Theo Fox

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại