Vì sao mỡ động vật bị "dìm hàng?"

Gia Bảo |

Phân tích các lý do khiến dầu ăn “lên ngôi” trong khi mỡ động vật bị chìm vào quên lãng, chuyên gia cho rằng có thể do người Việt sợ mắc “bệnh nhà giàu”.

> Video: Mục sở thị hóa chất “nhuộm” chim giá 6.000 đồng/gói/năm
> “Tại sao chúng ta run rẩy trước thực phẩm của đồng bào?”
> Bao nhiêu người Việt sẽ không lạnh xương sống khi xem video này?

Câu hỏi “nên dùng dầu ăn hay mỡ động vật?” đang trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi với nhiều người dân chứ không chỉ trong giới chuyên môn.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hoàng - Trưởng phòng quản lý thương mại của Sở Công thương tỉnh Thái Bình cho rằng: "Dầu ăn "lên ngôi" nhờ có nguồn gốc từ thực vật, có nhiều đơn vị sản xuất lại được quảng bá tốt chứ chưa chắc nó đã tốt”.

Hiện nay, người ta vẫn nói nhiều về tác dụng của việc sử dụng dầu ăn như chống xơ vữa động mạch, giảm lão hóa… hoặc khuyến cáo về mặt khoa học dầu ăn tốt cho sức khỏe.

Sức khỏe là vốn quý nên nghe vậy ai chẳng muốn dùng", ông Hoàng nói. Trong khi đó, theo ông Hoàng, sở dĩ mỡ động vật bị “dìm hàng”, thậm chí bị chìm vào quên lãng là do cùng với việc quảng cáo tác dụng của dầu ăn, người ta suốt ngày nói về các “bệnh nhà giàu”.

Khi không dùng mỡ động vật, tôi cảm thấy “nhơ nhớ một cái gì đó rất truyền thống” - ông Hoàng nói.
"Khi không dùng mỡ động vật, tôi cảm thấy “nhơ nhớ một cái gì đó rất truyền thống” - ông Hoàng nói.

“Kiểm tra sức khỏe chỗ nào cũng nói nhiễm mỡ, từ gan tới máu…, nên bảo ăn mỡ động vật, người ta ngại, thậm chí sợ.

Tôi nghĩ, đó chỉ là tâm lý thôi chứ chưa hẳn dùng mỡ thì mỡ không chuyển hóa thành năng lượng mà cứ tích mỡ trong cơ thể mình”, ông Hoàng nêu quan điểm.

"Công tác quảng bá cho mỡ động vật hơi ít"

Với vai trò là người làm công tác quản lý lưu thông các loại dầu ăn, ông Hoàng khẳng định, chưa có tài liệu nào chứng minh sử dụng dầu ăn, mỡ - cái nào tốt hơn cái nào.

Ông nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp thì luôn quảng cáo, khuyến cáo dùng dầu ăn, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là cách các doanh nghiệp đẩy mạnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thôi chứ chưa có cơ sở khoa học nào để nói dùng cái nào hơn cái nào.

Ở Thái Bình cũng có những doanh nghiệp kinh doanh mỡ. Đơn cử nhà đồng chí Vũ Tuấn – nguyên Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh. Chỉ có điều công tác quảng bá cho mỡ động vật hơi ít.

Tôi được biết, một số lĩnh vực giờ vẫn dùng đến mỡ như sản xuất bánh nướng truyền thống hay bánh dẻo… Mỡ cũng không phải thực phẩm bị cấm”.

Bằng cảm quan của một người là thành viên của Hội Bảo vệ người tiêu dùng của tỉnh, quan chức này cho rằng, dùng mỡ động vật vẫn có hương vị đậm đà hơn, thơm và ngậy hơn dùng dầu ăn.

Khi không dùng mỡ động vật, ông cảm thấy “nhơ nhớ một cái gì đó rất truyền thống”.

Với tư cách là một người tiêu dùng, ông Hoàng nêu quan điểm: “Theo tôi, mình nên đi bằng hai chân. Có những món nên dùng dầu thực vật, có những món nhất định phải dùng mỡ mới ngon.

Chẳng hạn rán cá bằng dầu ăn thì cá sẽ rất vàng, giòn, ngon. Nhưng nếu xào rau muống thì dùng mỡ động vật tuyệt vời hơn, rất thơm và rất ngậy”.

Lạm dụng dầu ăn sẽ rất nguy hại

Trao đổi với phóng viên, ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, hiện có rất nhiều người dùng dầu ăn mà không hề biết liệu chất lượng thực sự của nó có đúng như quảng cáo hay không.

“Người ta cứ nói dầu ăn chủ yếu từ thực vật, nhưng có thể nó chỉ có một lượng phần trăm nào đó, còn lại thành phần không như mong đợi của người tiêu dùng…” – ông Tuấn đặt ra nghi vấn.

Ông cho rằng: “Người tiêu dùng Việt rất hay lắng nghe các thông tin quảng cáo. Nếu là người hiểu biết người ta còn phân tích, số còn lại cứ nghe quảng cáo rồi sử dụng các sản phẩm mà họ không biết hết thông tin, không hiểu về nó”.

Bởi hiện nay có rất nhiều loại dầu ăn khác nhau, từ “dầu bẩn” tới các loại dầu không rõ nguồn gốc xuất xứ, người dùng trước khi mua cần phải tìm hiểu kỹ, không nên ham rẻ mà mua nhiều.

Cũng theo vị này, người tiêu dùng muốn biết nên dùng mỡ hay dầu ăn thì phải dựa trên nhu cầu thực tế của bản thân, sau đó lựa chọn các sản phẩm phù hợp, đảm bảo chất lượng.

Ông Tuấn khẳng định, người tiêu dùng Việt hiện có rất nhiều vấn đề, nhất là lớp trẻ bây giờ, rất thích nghe quảng cáo, tuân thủ chỉ dẫn của họ nên nhiều khi không biết cách sử dụng những sản phẩm cần thiết sao cho đúng.

“Ở nước ngoài, người ta còn cho dầu ăn vào trộn salad ăn trực tiếp, nhưng chắc chắn loại dầu ăn đó của họ đảm bảo chất lượng. Họ cũng dùng, nhưng không lạm dụng, dùng nhiều như mình.

Còn ở Việt Nam, đặc biệt trong các nhà hàng, khách sạn tôi thấy họ sử dụng dầu ăn tràn lan. Càng cao cấp càng sử dụng dầu ăn nhiều. Hầu hết các món là món rán…

Đương nhiên bất cứ thứ gì bị lạm dụng, đặc biệt là dầu ăn sẽ làm mất cân đối, gây tổn hại tới sức khỏe của người dùng. Sử dụng nhiều dầu ăn sẽ tạo nên nhiều lượng mỡ, lượng đường càng nguy hại”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng QG
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
Nên chọn dầu tốt cho các món ăn trộn. Khi dùng dầu để xào món ăn thì vẫn giữ được các acid béo không no nhiều nối đôi. Khi rán nên sử dụng số lượng vừa phải, dùng dầu rán một lần, còn thừa thì nên bỏ đi, không nên dùng dầu chiên nhiều lần. Bởi lẽ, dầu sử dụng nhiều lần sẽ sinh ra các chất béo trans fat, nếu tiêu thụ nhiều cũng làm tăng nguy cơ ung thư, mỡ máu cao.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại