Ai Cập không đếm xỉa đến JF-17, Trung Quốc vỡ mộng

Vy Lam |

Cơ hội bán máy bay chiến đấu JF-17 cho Ai Cập có thể đã vuột khỏi tầm tay của Trung Quốc và Pakistan.

Trước nguy cơ thất bại của JF-17 tại Ai Cập, tạp chí Diplomat (Nhật Bản) đăng bài viết bình luận về tương lai của loại máy bay này.

Dưới đây là nội dung bài viết:

JF-17 Thunder (còn được gọi là FC-1 Xiaolong) là máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ, 1 động cơ do Tổ hợp hàng không Pakistan và Tập đoàn máy bay Thành Đô của Trung Quốc hợp tác phát triển.

Đơn giá tương đối thấp (15-25 triệu USD) là điểm hút khách cơ bản của loại máy bay “linh hoạt, có khả năng” mà phó giáo sự Rober Farley từng ví von là “MiG-21 hiện đại”.

Có vẻ là một món hời, thế nhưng JF-17 lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.

Trên thực tế, một phần nguyên nhân khiến các chương trình mua sắm quốc phòng trên thế giới né tránh loại máy bay này bởi nó không chỉ “vô danh” mà còn chưa chứng minh được khả năng hoạt động rộng rãi.

Máy bay chiến đấu JF-17
Máy bay chiến đấu JF-17

Theo Defense News, Ai Cập nhiều khả năng sẽ mua các máy bay chiến đấu Mirage (cụ thể là phiên bản 2000-5 nâng cấp và 2000-9) từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)).

Ngoài ra, nước này đang trong quá trình đàm phán một hợp đồng mua 20 tiêm kích Rafale.

Ai Cập cũng thể hiện sự quan tâm tới các máy bay chiến đấu MiG-35 của Nga.

Tất cả những mẫu máy bay này đều có mức giá cao hơn rõ rệt so với JF-17, đơn cử như Rafale có đơn giá tới 90 triệu USD.

Tuy nhiên, chúng có những khả năng tiên tiến vượt trội so với JF-17 (đặc biệt là ở các thiết bị điện tử hàng không và độ cơ động), để bù lại mức giá đắt đỏ của mình.

Việc Ai Cập không đếm xỉa đến JF-17 chắc chắn sẽ khiến cả Trung Quốc và Pakistan thất vọng.

Tất nhiên, đối với Ai Cập, quyết định lựa chọn những mẫu máy bay trên là không kinh tế.

Một chuyên gia phân tích nói với Defense News rằng:

“Xét tới tình hình kinh tế hiện tại của Ai Cập, bất cứ quyết định mua máy bay chiến đấu Rafale hay Mirage đều cần có sự trợ giúp vốn từ các đồng minh (Ả Rập Saudi và UAE)”.

Tuy nhiên, chính phủ nước này vẫn chọn mẫu máy bay đắt đỏ hơn dù JF-17 có thể là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của Không quân Ai Cập.

Điều này không phải là dấu hiệu tốt cho tương lai của JF-17.

Các máy bay chiến đấu của Nga và châu Âu tuy đắt đỏ hơn những đã chứng minh được khả năng và độ tin cậy lớn hơn nhiều so với JF-17

Các máy bay chiến đấu của Nga và châu Âu tuy đắt đỏ hơn những đã chứng minh được khả năng và độ tin cậy lớn hơn nhiều so với JF-17

Như phó giáo sư Farley từng đề cập trong một bài viết tháng 12/2014, Trung Quốc hy vọng thông qua JF-17 để mở rộng cơ hội xuất khẩu máy bay chiến đấu.

Những nước lựa chọn JF-17 sẽ có thể cân nhắc các mẫu máy bay hiện đại và đắt tiền hơn như J-31.

Tuy nhiên, nếu ngay cả những chính phủ đang gặp khó khăn về kinh tế như Ai Cập vẫn không thể nhìn ra sức hấp dẫn của JF-17 thì Trung Quốc và Pakistan sẽ gặp nhiều khó khăn hơn dự đoán để cạnh tranh với Nga trên thị trường máy bay chiến đấu.

Mặc dù các chiến đấu cơ Nga có chi phí hoạt động cao hơn, chi phí duy trì đắt đỏ hơn nhưng các quốc gia sẽ tiếp tục bị hấp dẫn bởi những loại máy bay đã được chứng minh hiệu quả và đáng tin cậy.

Nếu JF-17 không thể cạnh tranh được trên nền tảng giá cả, nó có thể sẽ thất bại hoàn toàn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại