"Bắt mạch" những khó khăn của hãng hàng không Vietjet Air

Hoàng Đan |

(Soha.vn) - Trong 7 tháng đầu năm, doanh thu của Vietjet Air khá lớn, tuy nhiên, trong thời gian tới, hãng hàng không này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo con số mới được Công ty Cổ phần hàng không Vietjet công bố hôm 13/8, trong 7 tháng đầu năm 2014, Vietjet Air khai thác đội bay với 15 chiếc Airbus A320 mới, hiện đại.

Hãng đã vận chuyển gần 3 triệu hành khách, tăng 182% so với cùng kỳ năm trước (lượng khách vận chuyển lũy kế đến 31/7/2014 đã đạt hơn 7,4 triệu hành khách); Thực hiện 18.547 chuyến bay an toàn với 27 đường bay trong nước và quốc tế; Độ tin cậy kỹ thuật 12 tháng tính đến 31/7 là 99,39%;

Doanh thu trong 7 tháng qua đạt thực hiện 3.818 tỷ đồng, nộp ngân sách 349 tỷ đồng, lũy kế 1.510 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt kế hoạch đề ra. Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra 7 tháng đầu năm 2014.

Đánh giá về những con số này, ông Nguyễn Thế Khoa, CEO công ty Greem Standard cho rằng, dù dính nhiều "lùm xùm" trong vụ việc máy bay đi Đà Lạt nhưng lại hạ cánh xuống Nha Trang hay vấn đề chậm, hủy chuyến nhưng chính những bước đi đúng hướng đã giúp Vietjet Air vẫn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

"Vietjet Air đã đi qua khái niệm giá rẻ, nhưng có thể thấy rõ cơ cấu giá của Vietjet Air quyết định rất nhiều qua con kết quả kinh doanh. Giá bán vé khá "mềm" cho người có thu nhập thấp và trung bình là điểm mạnh mà Vietjet Air đã gây dấu ấn của mình. Thêm vào đó, việc kết hợp với những công ty lữ hành du lịch trong nước cũng giúp ích cho Vietjet Air rất nhiều trong kết quả kinh doanh của mình", ông Khoa nhìn nhận.

Cũng theo ông Khoa dự đoán, từ nay đến cuối năm, chắc chắn hoạt động kinh doanh của Vietjet Air vẫn sẽ đạt hiệu quả cao.

"Theo quan điểm cá nhân tôi đánh giá, Vietjet Air sẽ có kết quả kinh doanh phát triển tốt về cuối năm. Vì rất nhiều yếu tố nhưng then chốt là vấn đề Vietjet Air đang là hãng hàng không tư nhân duy nhất đến hiện tại có số lượng tàu bay phục vụ nội địa lớn nhất. Cho tới lúc này số lượng chuyến bay thực hiện trong 7 tháng đầu năm cũng đã chiếm đến 1/3 tổng số chuyến máy bay mà Vietnam Airlines đã hoạt động trong thời gian vừa qua nói lên tốc độ tăng trưởng của VietJet Air

Định hướng của VietJet Air sẽ không có gì thay đổi nhiều từ nay đến cuối năm khi những đường bay quốc tế đã được lên kế hoạch khai thác trong năm chưa được khai thác vì yếu tố bất ổn khu vực vì tranh chấp biền Đông. Chủ yếu doanh thu của Vietjet Air theo tôi vẫn từ các đường bay nội địa", ông Khoa đánh giá.

Một máy bay của hãng VietJet Air
Một máy bay của hãng VietJet Air

Tuy nhiên, ông Khoa cho rằng, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao trong top 10 thế giới kèm theo đó là đội hình tàu bay so với dân số đang còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ hàng không của người dân vẫn còn khá thấp so với mặt bằng khu vực. Những yếu tố trên giúp Vietjet Air tự tin hơn trên con đường phát triển. Nhưng vấn đề mà Vietjet Air sẽ gặp phải trong tương lai không hề nhỏ.

"Trước hết, Vietnam Airlines (VNA) có lợi nhuận 140 tỷ trước thuế năm 2013 mà chủ yếu thu về từ đường bay quốc tế và dịch vụ mặt đất là quá tệ cho thương hiệu 57% thị phần trong nước là quá tệ và việc VNA là không xin ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá cũng là nước đi cứu VNA khỏi kết quả thua lỗ, vì nếu điều chỉnh tỷ giá sẽ chuyển lãi thành lỗ. Và đạt 140 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 7 tháng. Buộc VNA phải tính toán lại cách quản lý của chính mình trước khi IPO và bước đầu đã cho thấy hiệu quả.

Hãng hàng không Jetstar cũng đánh dấu sự quay trở lại của mình khi đã tăng số lượng tàu bay lên 10 chiếc trong 6 tháng tới để cạnh tranh với lợi thế đội bay và số chuyến mà Vietjet đang có hiện tại. Nên nhớ, VNA cũng đang nắm gần 70% cổ phần của Jetstar. Việc đầu tư thêm cũng nằm trong chiến lược cạnh tranh trực tiếp của tổng công ty hàng không VN khi IPO VNA.

Thứ nữa, kinh tế Việt Nam đang dần ra khỏi suy thoái kèm theo đó số người có thu nhập cao dần tăng tạo ra tiềm năng cho nghành vận tải hàng không quốc tế. Kèm theo Việt Nam đang là nước thu hút khá lớn vốn FDI trên thế giới. Việc các hãng hàng không lớn như AirAsia 1 cổ đông cũ của Vietjet, Tiger Airways, Korea Air... đẩy mạnh thị trường Việt Nam để dành thị phần là điều khá khó chịu khi các hãng này có số đường bay lớn tại Đông Nam Á. Cũng sẽ là thách thức với Vietjet khi ra sân chơi quốc tế. Việc liên doanh với Kan Air Thai cũng là cách để tiếp cận thị trường quốc tế.

Việc các đối thủ cơ cấu lại chiến lược kinh doanh sẽ không khiến Vietjet Air ảnh hưởng nhiều về kết quả kinh doanh trong năm tiếp theo của Vietjet vì căn bản thị trường vẫn còn nhiều dư địa phát triển cho Vietjet Air. Quá trình bão hòa sẽ theo thời gian và số lượng chuyến tăng lên theo thời gian.

Số lượng đội bay càng tăng mạnh cũng là bài toán khiến Vietjet Air đi những nước cờ khó hơn. Rõ ràng rằng so với tuyên bố với truyền thông đầu năm 2014 là sẽ bay 37.000 chuyến bay và 6 triệu khách tăng gấp đôi năm 2013 sẽ gặp rất nhiều khó khăn do cạnh tranh từ giá đến chất lượng gia tăng từ các đối thủ, Vietjet Air không thể nào "chở gió" mà có lợi nhuận được.

Trong thời gian ngắn trước khi tình hình biển Đông dịu đi VietJet Air vẫn sẽ hụt kế hoạch đề ra do không khai thác được các đường bay quốc tế qua TQ vốn có thể chiếm 30% tổng kế hoạch bay mà VietJet Air đặt ra. Điều này buộc VietJetAir phải định hướng lại hướng phát triển qua những đường bay xa hơn như Hàn Quốc, Nhật...và qua con đường liên doanh ở nước ngoài và mở thêm đường bay.

Nhưng cạnh tranh ở thị trường quốc tế còn khốc liệt hơn rất nhiều khi Châu Á đang là thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất từ các hãng hàng không giá rẻ", ông Khoa nhấn mạnh.

>>> Xem thêm clip về: Tiếp viên Vietjet Air múa bikini rực lửa trên máy bay

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại