Kh-31 - Át chủ bài diệt tàu chiến của Không quân Việt Nam

Quang Minh |

(Soha.vn) - Sự kết hợp các yếu tố tốc độ cao, kích thước nhỏ và tầm bắn xa khiến đánh chặn Kh-31 là thách thức với bất kì hệ thống phòng thủ tên lửa nào.

Các loại tên lửa chủ lực của Không quân Việt Nam (P6)

Các loại tên lửa chủ lực của Không quân Việt Nam (P7)

Thông số kỹ thuật tên lửa Kh-31A/Kh-31P

Trọng lượng: 610/600 kg

Chiều dài: 4,7m Mod-1; 5,232m Mod-2 (AD/PD)

Đường kính: 0,36m

Sải cánh: 0,914m

Vận tốc: Mach 3,5 (4.000 km/h)

Tầm bắn: 50/110 km

Đầu nổ: 94/87 kg

Được mệnh danh “mini-Moskit” (tên một loại tên lửa đối hạm siêu nhanh và siêu mạnh), tên lửa đối đất sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng Kh-31 (AS-17 Krypton) lúc đầu được thiết kế với vai trò tên lửa diệt radar chuyên săn lùng các đơn vị tên lửa phòng không PatriotI-Hawk của Mỹ. Kh-31 chính thức hoạt động trong biên chế quân đội Nga từ năm 1988.

Tên lửa Kh-31 dưới bụng máy bay Su-30

Tên lửa Kh-31 dưới bụng máy bay Su-30

Vào cuối những năm 1970, việc xuất hiện hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ đã khiến các tên lửa chống radar cũ của Liên Xô trở nên khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chế áp hơn. Do đó yêu cầu một loại tên lửa mới nhanh hơn, tầm xa hơn và có khả năng “nhớ” tốt để tiếp tục công kích chính xác mục tiêu khi radar đối phương chủ động tắt máy nhằm che giấu tung tích đã được đặt ra.

Đảm trách nhiệm vụ này là cục thiết kế Zvezda dưới sự chỉ đạo của V. Bugayskiy. Họ bắt đầu công việc thiết kế loại tên lửa mới mang tên Kh-31 vào năm 1977 và tiến hành bắn thử nghiệm lần đầu tiên năm 1982.

Đầu dò radar thụ động trên Kh-31P/PD

Đầu dò radar thụ động trên Kh-31P/PD

Điều mấu chốt làm nên tốc độ bay kinh hoàng của Kh-31 đó là sử dụng 4 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn ở đuôi, khi phóng sẽ giúp tên lửa đạt tới tốc độ khoảng Mach 1,8 để kích hoạt động cơ phản lực. Khi nhiên liệu rắn cháy hết, động cơ khởi tốc này sẽ bị bỏ đi và tên lửa trở thành buồng đốt cho nhiên liệu lỏng cháy trong động cơ phản lực cùng với 4 cửa hút khí được mở ra, giúp tiếp tục tăng tốc độ Kh-31 lên cao hơn đạt tới Mach 3,5 (khoảng 4.000 km/h) và duy trì tốc độ của tên lửa đến khi nhiên liệu lỏng cháy hết.

Tên lửa Kh-31 với 4 động cơ khởi tốc độc đáo

Tên lửa Kh-31 với 4 động cơ khởi tốc độc đáo

Sự kết hợp các yếu tố tốc độ cao, kích thước nhỏ và tầm bắn xa khiến đánh chặn Kh-31 là thách thức với bất kì hệ thống phòng thủ tên lửa nào. Hiện nay Kh-31 có các phiên bản sau:

Kh-31P là phiên bản tên lửa diệt radar với đầu dò L-111E. Tầm bắn 110 km, mang đầu đạn nặng 87 kg.

Kh-31PK là phiên bản Kh-31P nâng cấp với đầu đạn và ngòi nổ hiệu quả hơn.

Kh-31PD là phiên bản tăng tầm bắn của Kh-31P, phiên bản này sử dụng đầu dò L-130 mới hơn. Tầm bắn của Kh-31PD có thể đạt tới 250 km với điều kiện máy bay mang phóng phải bay với tốc độ Mach 1,5 và ở độ cao 15.000m. Kh-31PD sử dụng đầu đạn 110 kg và chỉ được đi phóng từ máy bay Su-30MK, Su-34, Su-35, MiG-29K, MiG-29KUB và MiG-35.

Tên lửa đối hạm Kh-31AD

Tên lửa đối hạm Kh-31AD

Kh-31A là phiên bản tên lửa đối hạm dựa trên khung thân Kh-31P nhưng trang bị đầu dò radar chủ động Leninetz RGS-31. Loại đầu dò này có các thông số tương tự với đầu dò ARGS-35 của tên lửa đối hạm Kh-35 Uran và ARGS-54 trên tên lửa Klub. Ngoài ra Kh-31A còn được tích hợp radar đo cao KTRV-Detal A-069A hoạt động ở độ cao từ 100 - 6.000m.

Kh-31A theo một số nguồn tin đã được Nga xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Tầm bắn của Kh-31A khoảng 50 km với đầu đạn nặng 94 kg.

Mẫu Kh-31AD là phiên bản tăng tầm của Kh-31A với tầm bắn khoảng 160 km, mang đầu đạn nặng 110 kg cũng như sử dụng đầu dò radar chủ động ARGS-31E nâng cấp có tầm quét tìm mục tiêu rộng hơn và bay bám mặt biển trong điều kiện biển động cấp 4-5.

Kh-31 (góc phải) trong kho của trung đoàn Su-30MK2 923

Có thể nói Kh-31A là loại tên lửa đối hạm lợi hại nhất của Không quân Việt Nam. Tốc độ bay “kinh hoàng” của tên lửa khi lao vào mục tiêu lên tới 4.000 km/h cùng với đầu đạn 94 kg HE sẽ ngay lập tức loại khỏi vòng chiến một tàu hộ vệ, còn tàu khu trục thì chỉ cần 2 - 2,5 quả Kh-31A để “loại biên”. Hơn nữa, tốc độ quá nhanh của Kh-31 cũng khiến các biện pháp phòng vệ của tàu chiến trở nên ít có cơ hội để đối phó.

Theo thông tin từ SIPRI, Việt Nam đã mua khoảng 80 quả tên lửa đối hạm tầm ngắn Kh-31A vào năm 2012 để trang bị cho những máy bay Su-30MK2 hiện đại nhất của mình.

Su-30MK2 của trung đoàn 935 bắn tên lửa Kh-31

Su-30MK2 của trung đoàn 935 bắn tên lửa Kh-31

Su-30MK2 của Việt Nam bắn tên lửa Kh-31

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại