Biển Đông: Trung Quốc dùng YJ-7 đe dọa tàu chiến Việt Nam mới đóng

Hà Dũng |

(Soha.vn) - YJ-7 là loại tên lửa chống hạm được thiết kế để chống các tàu chiến có lượng giãn nước nhỏ, ca-nô, tàu đổ bộ. Do vậy, ở biển Đông, nó chính là mối đe dọa với các tàu cao tốc tên lửa lớp Molniya mà Việt Nam đang đóng.

Hàng xuất khẩu nên được 'trau chuốt'

Tên lửa chống hạm YJ-7 (phiên bản xuất khẩu là C-701) được thiết kế như một tên lửa chống hạm có thể phóng từ tàu chiến, bệ phóng mặt đất từ trên không. YJ-7 chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu nhỏ như các tàu thuyền cỡ nhỏ hoặc tấn công các mục tiêu trên mặt đất, sử dụng trong chiến thuật không đối đất. 

	Tàu Trung Quốc phóng tên lửa YJ-7

Tàu Trung Quốc phóng tên lửa YJ-7

YJ-7 thường được trang bị trên các tàu loại nhỏ, các máy bay chiến đấu để tấn công các mục tiêu trên biển hoặc đất liền. Đối tượng trên biển của JH-7 thường là các cano, xuồng máy, những tàu có trọng tải từ 500 tấn đến 800 tấn. Với thiết kế kiểu này, YJ-7 rất phù hợp để chống lại các tàu lớp Molniya có lượng giãn nước 550 tấn. Được biết trong tương lai, Việt Nam sẽ sở hữu 12 tàu loại này.

YJ-7 là loại tên lửa có kích thước nhỏ, ngắn, gọn, nhẹ.....các cạnh của cánh đối xứng nhau tạo thành hình chữ thập. Chiều dài tên lửa 2.507 m, đường kính 180 mm, trọng lượng 100 kg, đầu đạn nặng 29 kg. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, tầm bắn xa nhất 20 km, tầm bắn ngắn nhất 15 km, vận tốc hành trình 0.8 M, độ cao hành trình 20 m. Hệ thống điều khiển vô tuyến hồng ngoại có khả năng lựa chọn mục tiêu tự động và chính xác.

Biến thể C-701 là mẫu tên lửa xuất khẩu được chế tạo công phu và tinh xảo nhất của Trung Quốc, với độ chuẩn xác đạt 95% đến 97%. C-701 có vài kiểu mẫu không giống nhau nhưng về hệ thống trang bị đều như nhau. C701 thường được đặt trong các ống phóng hình vuông hoặc tròn gồm 4 ngăn, trọng lượng xấp xỉ 1 tấn. C701 được đề cao về khả năng chiến đấu trong điều kiện bị chế áp điện tử, tác nhân thời tiết khí hậu và sự tấn công của đối phương.

Tên lửa C-701 đã được xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho Iran. Tên lửa C-701T được dẫn đường bằng đầu tìm quang điện tử đã được chuyển giao cho Iran với tên gọi mới Kosar 1, còn C-701R dẫn đường bằng đầu tìm radar được biết đến với tên gọi Kosar 3.

	Biến thể xuất khẩu C-701 của tên lửa YJ-7

Biến thể xuất khẩu C-701 của tên lửa YJ-7

	Biến thể C-701KD

Biến thể C-701KD

Bên cạnh đó, còn có C-704, được xem như biến thể mở rộng của C-701, được thiết kế để tấn công các tàu chiến có tải trọng từ 1.000-4.000 tấn. Do vậy, đầu đạn được tăng cường nặng 130 kg, có tầm bắn 35 km, độ cao hành trình 15-20 m. C-704 sử dụng lại toàn bộ công nghệ của C-701 để giảm thời gian phát triển và hạn chế rủi ro. Tên lửa được trang bị một đầu tự dẫn mới hoặc radar bước sóng centimet hoặc truyền hình (TV).

C-704 được chính thức giới thiệu tại triển lãm hàng không vũ trụ Chu Hải năm 2006, tên lửa có thể phóng từ tàu chiến, máy bay nhưng không có khả năng phóng từ tàu ngầm. Tiếp đó, C-704KD là biến thể không đối hạm của C-704 được giới thiệu tại triển lãm hàng không vũ trụ Chu Hải năm 2008. Tên lửa được bổ sung thêm đầu tự dẫn hồng ngoại 2 kênh tín hiệu cho phép phát hiện các mục tiêu tàng hình. Một biến thể khác với hệ thống dẫn hướng quang-điện tử cũng được giới thiệu tại triển lãm này.

Hình dạng và thông số tính năng kỹ thuật của C-704 giống hệt như tên lửa Nasr (TL-6) và Korsa (TL-10) do Iran nghiên cứu sản xuất nên rất nhiều người nghi ngờ công nghệ của C-704 đã được Trung Quốc bí mật chuyển giao cho Iran.

	Tên lửa Nasr (TL-6) do Iran nghiên cứu sản xuất

Tên lửa Nasr (TL-6) do Iran nghiên cứu sản xuất

	Tên lửa Korsa (TL-10) do Iran nghiên cứu sản xuất

Tên lửa Korsa (TL-10) do Iran nghiên cứu sản xuất

Biến thể tiếp theo là C-705 được xem là một phát triển mở rộng của C-704, biến thể C-705 tập trung vào cải thiện động cơ, đầu đạn và cơ chế dẫn đường.

Trung Quốc tuyên bố, động cơ của C-705 được thiết kế theo dạng module có thể bổ sung thêm tầng đẩy thứ 2 để tăng tầm bắn lên 170km so với 75 km không có tầng đẩy thứ 2.

	Tên lửa C-705 được chăm chút để xuất khẩu của Trung Quốc

Tên lửa C-705 của Trung Quốc được chăm chút để xuất khẩu

Đầu đạn của C-705 nặng 110kg chất nổ cao cho phép nó tấn công các tàu có tải trọng 1.500 tấn, hệ thống dẫn hướng khá đa dạng bao gồm quán tính radar, hoặc TV hoặc hồng ngoại, đối với pha giữa tên lửa được hỗ trợ bởi hệ thống định vị GPS hoặc Glonasss.

Một trong những cột mốc quan trọng của C-705 nói chung và tên lửa chống hạm Trung Quốc nói chung là tên lửa này đã được xuất khẩu công nghệ để sản xuất theo giấy phép tại Indonesia. Cuối tháng 7/2012 Indonesia và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc sản xuất loại tên lửa này tại xứ vạn đảo.

Vụ hợp tác này được nhận định mang nhiều động cơ chính trị, Indonesia có thể không có được nhiều công nghệ tiên tiến thông qua sự hợp tác này, bởi ngay chính bản thân C-705 không hoàn toàn là một tên lửa có công nghệ tiên tiến.

Một số nguồn tin không chính thức cho biết, mục đích của thương vụ này ngoài những yếu tố chính trị còn một nguyên nhân khác, Trung Quốc muốn thông qua sự hợp tác này để tiếp cận tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Yakhont mà Indonesia đang sở hữu, qua đó hoàn thiện các thiết kế tên lửa chống hạm siêu âm dang dở của họ.

Có thể thấy rằng dòng YJ-7 rất được Trung Quốc chăm chút bởi nó được xuất khẩu. Vì vậy nó sẽ được các nước xem như là bộ mặt của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Không có cơ hội khoe mẽ trước 'bầy sói' Molniya Việt Nam

Mặc dù được thiết kế nhỏ gọn với mục đích có thể trang bị số lượng nhiều cho các tàu nhỏ, nhằm tiêu diệt các tàu nhỏ của đối phương. Tuy nhiên, khi đối đầu với Molniya, thực sự YJ-7 cũng như các biến thể của nó không có cơ hội để 'khoe' hỏa lực. Biến thể không đối hạm thì mới được quảng cáo nhưng chưa được đưa vào trang bị.

Mặc dù Molniya đúng tiêu chí là một tàu nhỏ như YJ-7 mong đợi, khi có lượng giãn nước chỉ 550 tấn. Nhưng cái nhỏ của Molniya là nhỏ mà có võ, với dàn hỏa lực cực mạnh bao gồm 16 tên lửa Kh-35E có tầm bắn lên đến 130 km, xa hơn nhiều so với YJ-7 (C-701) với tầm bắn chỉ 20 km, hay C-704 là 35 km hoặc hơn nữa là C-705 là 75 km. Vì thế, loại tên lửa của Trung Quốc chưa có dịp thi triển tài nghệ thì đã bị tiêu diệt. Mức độ hiệu quả của Kh-35E vượt trội nhiều lần so với YJ-7, đây là điều đã được kiểm chứng.

Một sản phẩm được chăm chút để xuất khẩu, gây dựng hình ảnh tốt, cũng như một phần đe nẹt các nước khác mà chỉ có khả năng chiến đấu thấp như vậy thì e rằng với các sản phẩm khác đang được Trung Quốc "giữ bí mật", mới chỉ công bố các thông số khủng, chắc hẳn còn có nhiều điều phải nghi ngờ về chất lượng của chúng.

	Tàu cao tốc tên lửa lớp Molniya được trang bị hỏa lực cực mạnh với 16 tên lửa hiện đại Kh-35

Tàu cao tốc tên lửa lớp Molniya được trang bị hỏa lực cực mạnh với 16 tên lửa hiện đại Kh-35E

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại