J-20 Trung Quốc: Siêu phẩm hay… sắt vụn?

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |

(Soha.vn) - Từ cuối tháng 12-2010, các phương tiện thông tin đại chúng và các báo đài Trung Quốc lần lượt cho đăng tải một bức ảnh được cho là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 do tập đoàn Shenyang của Trung Quốc nghiên cứu và phát triển.

J-20 Trung Quốc: Siêu phẩm hay… sắt vụn?
Chengdu (Thành đô) J-20 bay thử vào tháng 12-2010.

Ngay lập tức, các nhà phát triển của Hoa Kỳ đã nhìn ra được vô số điểm quá giống F-22 “Raptor” và F-35 “Lightning II”. Đây rõ ràng là một sản phẩm đánh cắp từ dự án Joint Strike Fighter (JSF) của Không lực Hoa Kỳ (USAF).

Sau một thời gian khá dài, giới chức Trung Quốc vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về J-20 nhưng lại cho phép các phóng viên liên tục chụp ảnh và đưa tin về “siêu phẩm nội địa” của mình. Hành động này được xem như một công nghệ PR của Trung Quốc, khi Chính phủ thì im tiếng nhưng báo đài trong nước lại liên tục đưa tin và gọi đây là: “Thành tựu thế kỷ XXI của Trung Quốc”.

Trong khi đó, J-20 được giới quân sự liên tục mổ xẻ và nhận ra vô số điểm giống F-22 đến mức như thể công nghệ tàng hình của F-22 được chuyển giao cho Trung Quốc vậy. Phần đuôi của J-20 lại chẳng khác nào một chiếc PAK FA T-50 khi sử dụng 2 cánh đuôi song song và hệ thống cánh tà phương ngang, có khả năng xoay 45 độ. Không lâu sau đó, giới chức quân sự Trung Quốc công bố đây là bản thử nghiệm của J-20 trước khi nó được đưa vào sản xuất hàng loạt và đưa vào sử dụng. Tư lệnh Không quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) còn tiết lộ thêm với báo đài rằng:

Chengdu J-20 là một siêu phẩm công nghệ quốc phòng của Trung Quốc và sẽ đi vào sử dụng trong giai đoạn 2017-2019 với vai trò là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 mang công nghệ tàng hình ‘nội địa’”.

J-20 Trung Quốc: Siêu phẩm hay… sắt vụn?
Thiết kế lai tạp khá nhiều với Su-47 (cánh phụ), F-22 (cánh chính, mũi máy bay) và PAK FA(cánh đuôi song song và cánh tà).

Theo các đánh giá sơ bộ và những sửa chữa mới nhất từ Bộ chỉ huy không gian NORAD và Bộ chỉ huy trên không USAF là ACC,  J-20 sử dụng hoàn toàn công nghệ tàng hình của Hoa Kỳ. Hiện J-20 đang được liên tục sửa đổi, cải tiến và nâng cấp.

Thiết kế của J-20 được đánh giá là một sản phẩm lai tạp nhưng không hoàn chỉnh và cần nhiều thời gian để có thể sử dụng được trong Không quân. Phần đầu và mũi là anh em song sinh với F-22, phần thân chẳng khác nào một chiếc F-35 nhưng lớn hơn một chút và phần đuôi với hệ thống cánh đuôi song song và cánh tà nằm ngang y hệt như T-50 của Nga. Công nghệ tàng hình được báo đài và giới chức nước này liên tục khẳng định là công nghệ “nội địa” và do mình nghiên cứu, phát triển.

J-20 Trung Quốc: Siêu phẩm hay… sắt vụn?
Thiết kế chẳng khác nào F-22 “Raptor” với mũi máy bay sao chép từ người Mỹ.

Ngay lập tức, phía Hoa Kỳ đã chỉ ra những điểm tương đồng với J-20 và F-22, với những thiết kế giống nhau đến từng chi tiết như cửa hút gió, thân và các góc phát xạ xung điện từ trên J-20. Bên cạnh đó, cánh của J-20 có hình dáng delta (tam giác) và còn được bo tròn các góc cạnh y hệt F-22. Thế nhưng, theo các nhà quân sự Mỹ thì đây không phải là công nghệ tàng hình thực sự trên F-22 mà chỉ giống về hình dáng và thực chất là công nghệ tàng hình cũ của Hoa Kỳ từ những năm 80, 90 được sử dụng trên loại máy bay ném bom F-117 “Night Hawk” nay đã ngưng hoạt động.

J-20 Trung Quốc: Siêu phẩm hay… sắt vụn?
Công nghệ từ F-117 “Night Hawk” già cỗi.

J-20 được trang bị 2 cánh phụ ở gần phần mũi và có thể xoay được với hình dáng tựa chiếc Su-47 Irkut của Nga. Bên cạnh đó, 2 chiếc cánh này giống nhau đến từng chi tiết, ngay cả tâm đối xứng của nó cũng không hề sai lệch dù chỉ là 1 độ. Theo nhà sản xuất và phát triển Tập đoàn công nghiệp Shenyang tại Thành Đô thì với cánh phụ có thể xoay được như vậy, kết hợp với cánh tam giác sẽ tạo nên 1 chiếc J-20 cơ động, linh hoạt và có thể bay được nhiều động tác khó.

Người Mỹ ban đầu đã sửng sốt khi trông thấy “anh em song sinh” của F-22 với cái tên J-20 nhưng sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thì thấy rằng công nghệ tàng hình của Trung Quốc thực ra chỉ là công nghệ tàng hình cũ của nó, chứ không phải công nghệ tàng hình mới hiện nay của F-22 sử dụng là ASES, và tất nhiên là công nghệ ăn cắp được của Trung Quốc không thể nào sánh bằng với công nghệ “Plasma Shield” ứng dụng trên PAK FA. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, báo chí và một vài viên tướng Trung Quốc liên tục mạnh miệng khi nhắc đến J-20: “J-20 sẽ là đối thủ xứng đáng với F-22, thậm chí là nhỉnh hơn một chút”.

J-20 Trung Quốc: Siêu phẩm hay… sắt vụn?
Ở góc nhìn này, J-20 trông giống PAK FA của Nga.

Các nhà khoa học và kỹ sư người Nga tại Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (Объединённая авиастроительная корпорация – OAK) đã phì cười vì thấy người Trung Quốc quá tự tin vào công nghệ của mình khi mà ngành chế tạo máy bay của Trung Quốc thua kém người Mỹ đến 20 năm và người Nga là 30 năm. Đã có một danh sách dài những điểm giống nhau giữa PAK FA, F-22 với J-20:

1.Phần mũi máy bay có hình dáng và sử dụng công nghệ phân tán xung điện từ tương tự F-22. Bên cạnh đó, phần mũi còn được thiết kế với những thiết bị điện tử không khác gì một chiếc F-22 của USAF.

2.Cửa hút gió của động cơ phản lực trên J-20 được bố trí tương tự như trên F-22, mặc dù được thiết kế to hơn một chút. Theo các kỹ sư của Lockheed Martin, thiết kế cửa hút gió quá to như vậy thể hiện khả năng chế tạo máy bay kém cỏi của người Trung Quốc. J-20 còn áp dụng cả công nghệ cửa hút gió rẽ nhánh để đạt tốc độ siêu âm (DSI). Kết hợp 2 công nghệ này, J-20 sẽ nhanh chóng trở thành một chiếc máy bay nặng nề và không có tính ứng dụng trong quân sự.


	"Niềm tự hào" của Trung Quốc chỉ là "đống sắt vụn" biết bay?

"Niềm tự hào" của Trung Quốc chỉ là "đống sắt vụn" biết bay?

3. Sử dụng công nghệ tàng hình mà theo như người Mỹ thì đây là công nghệ của những năm 80, 90 ứng dụng trên F-117 “Night Hawk”. Công nghệ này sử dụng các góc cạnh và đặc biệt là các góc chính trên cánh, thân và cánh đuôi nhằm phát xạ đi các sóng xung điện từ để không có khả năng phản hồi trở lại. Thế nhưng điểm yếu của công nghệ này là hiệu suất cực kì thấp và chi phí tốn kém so với công nghệ ASES mới của F-22. Tuy nhiên, hình dáng của J-20 giống F-22 đến từng chi tiết, cánh to và lớn hơn một chút, tạo thành thân với một góc 30 độ chếch về phía sau.

4. Cánh chính của J-20 liên kết trực tiếp với phần thân và cánh tà tạo thành những góc cạnh tương tự chiếc F-117 ở một số chi tiết nhất định, như góc phát xạ là -43 độ, phương quét ngang là -63 độ. Tuy nhiên, với thiết kế như thế này thì J-20 sẽ chẳng bao giờ đạt được tốc độ siêu âm trên Mach 2.0 bởi lực cản từ 2 cánh chính và mũi máy bay.

5. Cánh đuôi song song giống PAK-FA như đúc, tuy nhiên, thiết kế của PAK-FA nhằm mục đích sử dụng công nghệ tàng hình chủ động (ASC) mới và có khả năng cơ động cao. Nhưng J-20 lại sử dụng công nghệ cũ và 2 chiếc cánh này sẽ là điểm yếu khiến nó dễ dàng bị phát hiện bởi các loại radar hiện đại như Kochulga, BIG BIRD, GRAVE STONE, thậm chí chưa nói đến X-band hay Penguins thì TOMB STONE mà Việt Nam đang sử dụng.

6. Cánh phụ của J-20 trông như một chiếc cánh sao chép từ Su-47 “Irkut” của Nga. Nhưng Su-47 lại được thiết kế với công nghệ vật liệu hấp thụ sóng xung điện từ nên thiết kế cánh của nó không sử dụng góc -43 độ nhằm phát xạ sóng điện từ. Bên cạnh đó, Su-47 sử dụng cánh gấp, với sải cánh rất lớn, dài hơn Su-27 hay Su-30 nên cánh phụ của nó được thiết kế để phù hợp với đặc điêm này.

Thực chất J-20 là một phiên bản lai tạp giữa nhiều loại máy bay của cả Nga và Mỹ, được giới chuyên gia đánh giá là thấp kém và chẳng khác nào nào một “đống sắt vụn” biết bay cả. Tất nhiên, J-20 sẽ mãi mãi đi sau F-22 và PAK FA.

Xem thêm phần 2:

J-20: Những ảo tưởng của Trung Quốc về “đống sắt biết bay”

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại