PGS Nguyễn Hữu Đức: 3 sai lầm kinh điển khi uống rượu có thể gây mất mạng

Ngọc Anh |

Theo PGS Nguyễn Hữu Đức – Nguyên giảng viên Trường Đại học Y dược TP.HCM các thuốc giải rượu đều không thể giải được rượu bia như quảng cáo.

1. Uống rượu xong là uống thuốc giải rượu

Hiện nay, nhiều người đang cố mua cho mình những viên thuốc giải rượu để tăng "đô" khi uống rượu bia. Tuy nhiên, PGS Đức cho rằng người dân nên cảnh giác và tốt nhất để không vi phạm Luật phòng chống tác hại bia rượu nếu uống thì không nên lái xe tham gia giao thông.

PGS Đức cho biết, một vài loại thực phẩm chức năng quảng cáo giải bia, giải rượu thực ra nó chỉ là loại thực phẩm chức năng chứa một số vitamin như vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic… để hỗ trợ cho người uống cảm giác khỏe hơn chứ không phải là thuốc giải rượu.

Nếu nghĩ uống thuốc giải rượu để tăng khả năng bia rượu hay giải nồng độ cồn để tránh bị phạt khi đi nhậu chỉ chuốc họa vào thân. Có những trường hợp được ghi nhận là suýt mất mạng vì tưởng mình có thuốc giải rượu nên cứ uống.

PGS Đức kể có một trường hợp ông quen vì nghĩ rằng có thuốc giải rượu nên cứ uống thoải mái. Khi uống say anh ta làm hai viên thuốc giải rượu.

PGS Nguyễn Hữu Đức: 3 sai lầm kinh điển khi uống rượu có thể gây mất mạng - Ảnh 1.

Uống thuốc giải rượu gây nguy hiểm

Vợ nghĩ chồng giải rượu nên cứ để cho ngủ mà không gọi dậy tới khi gọi thì chồng đã cứng đơ đưa đi viện thì đã muộn. Nguyên nhân tử vong không biết do đâu nhưng rõ ràng khi uống rượu bia say thì tuyệt đối không nên đưa bất cứ loại thuốc nào kể cả thực phẩm chức năng dạng viên vào cơ thể.

Có thể đó là thuốc giải, có một vài thành phần độc tố nào đó mà mình không biết. Khi lá gan đang quá tải vì rượu lại phải cõng thêm chất độc thì chỉ hại thêm.

2. Uống rượu đau đầu là uống giảm đau

PGS Đức cho rằng, nhiều người uống rượu xong thấy đau đầu, khó chịu nên uống thuốc paracetamol giảm đau. Họ nghĩ rằng đây là cách tốt giảm cơn đau mà không hề biết đó là cách "đầu độc" nhanh nhất.

Paracetamol là thuốc phổ thông và có sẵn ở các gia đình nhất. Nhưng thuốc này có một độc tính ít người biết đến có thể gây hại gan. Dùng paracetamol liều cao, lâu ngày có thể làm gan nhiễm độc, làm hoại tử tế bào gan.

PGS Đức chia sẻ, có nhiều người thường xuyên uống rượu và chống lại cơn say rượu khỏi đau đầu bằng cách cho thêm liều paracetamol và hầu như người ta chỉ thấy cửa tử.

Người uống rượu lâu ngày, gan đã bị suy yếu nên khi sử dụng thêm pracetamol gây hại cho gan làm hoại tử tế bào gan. 

Không chỉ pracetamol mà thuốc aspirin cũng nguy hiểm. Bởi vì, aspirin có tác dụng phụ là làm tổn hại niêm mạc dạ dày - tá tràng, đưa đến viêm loét, thậm chí có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

PGS Nguyễn Hữu Đức: 3 sai lầm kinh điển khi uống rượu có thể gây mất mạng - Ảnh 2.

Uống nước chanh với người uống rượu hoàn toàn không tốt

3. Uống nước chanh

Nước chanh được nhiều người sử dụng khi say rượu. Tuy nhiên, PGS Đức cho rằng điều này không nên vì trong chanh chứa nhiều axit. Khi say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với nước uống chua dễ gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có axit. Vì vậy, khi uống say nên uống các đồ uống có đường, mật ong, nước canh...

PGS Đức nhấn mạnh không uống rượu bia là cách tốt nhất không lo vi phạm Luật Phòng chống tác hại bia rượu. Nếu trường hợp không thể bỏ được thì cần tiết chế, điều độ không nên uống nhiều rượu, không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc.

Khi thấy có biểu hiện đau đầu, chóng mặt... sau vài tiếng uống rượu, cần tới bệnh viện khám ngay tránh nguy hại đến sức khỏe và tính mạng. Còn nếu sau khi tỉnh có triệu chứng như: nhức đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị… cần đưa tới bệnh viện thăm khám vì có thể mắc ngộ độc rượu cồn công nghiệp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại