PGS Mỹ tiết lộ 7 bí mật về nhịp tim khi cơ thể có bệnh: Mỗi người đều nên biết theo dõi

Vân Hồng |

Nhịp tim không chỉ là dấu mốc cho sự sống và cái chết, mà việc đập nhanh hay chậm đều liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn. Đây là 7 bí mật bạn cần biết để chăm sóc tốt hơn.

7 bí mật mà nhịp tim gửi tín hiệu cho bạn khi cơ thể không nói cho bạn biết

Cách dễ nhất để biết nhịp tim của bạn là cảm nhận nhịp đập của các mạch trên cơ thể bạn. Khi chúng đập với nhịp quá nhanh hay quá chậm đều là những cảnh báo về sức khỏe quan trọng mà mỗi người đều nên biết để chăm sóc sức khỏe của mình được tốt hơn.

Nói chung, chỉ số bình thường của nhịp tim khi nghỉ ngơi nên ở trong khoảng từ 60 đến 85 lần một phút và cao nhất không được cao hơn 100 lần, hãy cẩn thận nếu bạn đo được nhịp tim của mình quá chậm hoặc quá nhanh.

Theo bác sĩ Pam R. Taub, phó giáo sư y khoa và bác sĩ tim mạch tại Đại học California, San Diego, Mỹ gợi ý rằng, thay vì để cho nhịp tim diễn biến bất thường, bạn có thể tập thói quen đo nhịp tim thường xuyên, từ đó có thể phát hiện sớm các vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe.

Phó giáo sư Pam R. Taub đưa ra lời khuyên sau đây giúp bạn kiểm soát tốt hơn khi nhịp tim của bạn bất thường, hãy kiểm tra xem có phải bạn đang rơi vào 1 trong 7 vấn đề được liệt kê ở đây hay không.

PGS Mỹ tiết lộ 7 bí mật về nhịp tim khi cơ thể có bệnh: Mỗi người đều nên biết theo dõi - Ảnh 1.

1. Bạn đang chịu nhiều áp lực

Có thể bạn đã biết, căng thẳng hay stress có ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp của chúng ta, cho phép cơ thể chúng ta bắt đầu trạng thái "chiến đấu hoặc bỏ chạy" một cách bắt buộc.

Tiến sĩ Pam R. Taub nhắc nhở rằng căng thẳng mãn tính có thể gây ra gánh nặng cho tim, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.

2. Bạn bị tiểu đường hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế cho thấy nhịp tim nhanh hơn dường như có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cứ sau 10 nhịp đập một phút khi nghỉ ngơi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 23%.

Các nhà nghiên cứu cũng đề cập thêm rằng nhịp tim càng nhanh thì đường huyết lúc đói càng bất thường và khi đường huyết lúc đói không bình thường thì càng dễ mắc bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ Pam R. Taub cũng nhấn mạnh rằng những người mắc bệnh tiểu đường thường có vấn đề sức khỏe rõ ràng như béo phì và thiếu tập thể dục. Họ cũng dễ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, và cũng có khả năng gây ra những gánh nặng cho tim.

3. Bạn bị rối loạn nhịp tim

Trái tim của chúng ta có hệ thống "điện vị" tiềm ẩn riêng giúp tim đập bình thường. Nhưng nếu bạn thấy nhịp tim của mình chậm, thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo nhịp tim của bạn không bình thường như Tiến sĩ Taub đã nói. Do đó, người bị rối loạn nhịp tim cũng thường có triệu chứng mơ màng và chóng mặt, nhưng đừng quá lo lắng.

Trong trường hợp này, bạn có thể đến bệnh viện thực hiện việc điện tâm đồ đơn giản có thể xác định liệu nó có bất thường hay không.

4. Bạn không tập thể dục đủ

Chúng ta biết răng trái tim cũng là một bộ phận có cơ bắp đòi hỏi bạn phải tập thể dục liên tục thì nó mới có thể trở nên mạnh mẽ. "Khi bạn tăng cân mà không cần tập thể dục, nhịp tim lúc nghỉ ngơi của bạn sẽ tăng lên!" TS Taub nói.

Mặt khác, vì trái tim của bạn không đủ mạnh, nó cần nhiều lực hơn để đưa máu đến toàn bộ cơ thể một cách trơn tru, cộng với khi bạn tăng cân, bạn cần nhiều máu hơn. Kết quả cuối cùng là tim bạn đập nhanh hơn.

PGS Mỹ tiết lộ 7 bí mật về nhịp tim khi cơ thể có bệnh: Mỗi người đều nên biết theo dõi - Ảnh 2.

Phó giáo sư Pam R. Taub

5. Loại thuốc bạn dùng có ảnh hưởng đến nhịp tim

Một số loại thuốc có chứa thuốc ngăn chặn beta hoặc thuốc ngăn chặn canxi có thể làm chậm nhịp tim của bạn vì chúng giúp thư giãn trái tim của bạn. Điều này có thể không nguy hiểm, nhưng nếu bạn lo lắng, bạn có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Bên cạnh đó, các loại thuốc có chứa caffeine có thể làm tăng nhịp tim của bạn. Phổ biến nhất là thuốc đau đầu, và các loại thực phẩm như trà, cà phê, nước tăng lực và sô cô la cũng chứa caffeine.

Tiến sĩ Taub nói rằng nếu bạn là một người nhạy cảm với caffeine, những thứ này có thể ngay lập tức đáp ứng với nhịp tim của bạn, làm chúng trở nên bất thường, vì vậy tốt nhất là hãy tiêu thụ ít hơn.

6. Bạn có thể bị mất nước hoặc quá nhiều nước trong cơ thể

Mất cân bằng điện giải trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.

Khi bạn uống quá nhiều nước hoặc bạn không tiếp nhận đủ lượng nước mà cơ thể cần, các chất điện giải trong cơ thể bạn có thể dễ dàng bị mất cân bằng và ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học của cơ thể.

Đặc biệt là khi magiê, kali và canxi của cơ thể ở mức quá thấp, tình trạng rối loạn nhịp tim có thể được kích hoạt, biểu hiện cụ thể là nhịp tim trở nên nhanh hơn so với bình thường.

7. Bạn có thể bị cường giáp hoặc suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ tiết ra hormone giúp cơ thể hoạt động tốt. Nếu nó được tiết ra không đủ, sẽ gây ra suy giáp, khiến nhịp tim chậm lại. Mặt khác, nếu nó được gây ra bởi sự bài tiết quá mức do cường giáp, nhịp tim sẽ tăng tốc. Vấn đề này có thể được đánh giá bằng cách rút máu vùng này để xét nghiệm.

Nhịp tim không chỉ là tín hiệu đồng nghĩa là bạn còn sống, nó cũng có thể cho bạn biết rằng bạn khỏe mạnh hay không khỏe mạnh. Hãy chăm sóc tim thật tốt, vì đó chính là sinh mệnh của bạn.

*Theo CommonHealth

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại